Góp vốn kinh doanh sản phẩm nước hoa. Hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn, rút vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Góp vốn kinh doanh sản phẩm nước hoa. Hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn, rút vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia Tôi có một số câu hỏi xin vui lòng ẩn thông tin cá nhân Vào tháng 8 vừa qua tôi có hùn với anh chị bạn mở 1 cửa hàng bán lẻ nước hoa duy trì được 1 tháng thì do bất đồng với chủ nhà nên tôi dọn về nhà thuê cũ của chồng tôi để bán. Về vấn đề hùn thì tôi là người đứng bán chính cũng như số tiền bỏ ra mua hàng hóa mỗi bên 100 triệu , riêng tủ kệ và những vật dụng linh tinh khác đều là của tôi có thể coi là vôn tôi bỏ ra 180tr và anh chị kia 100tr. Sau 4 tháng kinh doanh trừ chi phí thì lợi nhuận đạt được chỉ có 28tr và ac ấy đùng đùng yêu cầu rút vốn do tôi quá bân nhiều việc không chú tâm vào buôn bán cũng như gia đình a ấy gặp sự cố cần tiền. AC ấy không cần tiền lãi thay vào đó hỏi khi nào có thể hoàn vốn 100 triệu như ban đầu – Tôi trả trước 20 triệu, còn lai 80tr tôi hẹn mỗi tháng trả 10 triệu . Nhưng anh ấy nói là mỗi tháng e fai trả 16tr x 5 tháng thì mới đủ . Tôi đành nói cô gắng bán hàng tồn ra để trả… thật sự tôi không dám chắc . – Vì vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp này việc yêu cầu rút vốn nhanh như vậy thì tối thiểu là bao lâu mới hoàn vốn được cho đối tác được, tôi lo sợ mình kiếm không đủ số tiền trên trong 5 tháng nữa. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp của bạn được xem là hai bên cùng hợp tác kinh doanh hay nói cách khác giữa hai bên tồn tại một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh này được quy định trong Luật Đầu tư 2014 tại khoản 9 Điều 3: “9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Các điều khoản trong hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư 2014 như sau:
“1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó việc rút vốn, thời hạn và quy trình thực hiện phụ thuộc vào các thỏa thuận đã có trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh của hai bên. Mặt khác căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan."
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì khi phát sinh vấn đề khác các bên phải có những thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định nêu trên.