Hiện nay, việc xuất nhập cảnh qua biên giới là hoạt động phổ biến của người dân. Vậy giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bao gồm những gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, những đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm:
– Công dân Việt Nam.
– Người nước ngoài.
Về nguyên tắc xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải tuân thủ trên cơ sở sau:
– Người thực hiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
– Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Chịu sự quản lý, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
2. Giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới?
2.1. Đối với công dân Việt Nam:
Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính cần có những giấy tờ bao gồm:
– Hộ chiếu ngoại giao.
– Hộ chiếu công vụ.
– Hộ chiếu phổ thông.
Đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia:
– Hộ chiếu thuyền viên.
– Giấy thông hành biên giới.
– Giấy thông hành nhập xuất cảnh.
– Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới.
– Giấy thông hành hồi hương.
– Giấy thông hành.
– Giấy tờ tùy thân bao gồm Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân.
Ngoài ra, cần những giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phụ:
– Giấy thông hành biên giới.
– Giấy thông hành nhập xuất cảnh.
– Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới.
– Giấy thông hành hồi hương.
– Giấy thông hành.
– Giấy tờ tùy thân bao gồm Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia).
– Các giấy tờ khác phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để được xuất cảnh, nhập cảnh.
Cư dân biên giới Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua lối mở biên giới:
Đảm bảo sử dụng giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2. Đối tượng là người nước ngoài:
Trường hợp 01: Người nước thứ 3 nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế:
Với trường hợp này thì cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
– Hộ chiếu.
– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ và thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (ngoài trừ trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân quốc gia đó hoặc theo quy định khác của pháp luật Việt Nam về miễn thị thực).
Trường hợp 02: đối tượng người nước ngoài là công dân nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương):
Cần đảm bảo các giấy tờ sau:
– Hộ chiếu.
– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ và thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (ngoài trừ trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân quốc gia đó hoặc theo quy định khác của pháp luật Việt Nam về miễn thị thực).
– Giấy thông hành biên giới.
– Đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia cần giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân.
– Đối với cư dân biên giới Lào cần Giấy chứng nhận biên giới.
Trường hợp 03: đồi tượng là công dân tỉnh biên giới, huyện biên giới, cư dân biên giới nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu phụ:
– Giấy thông hành biên giới.
– Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc cần có Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới.
– Đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia cần có giấy tờ tùy thân là chứng minh thư nhân dân.
– Đối với cư dân biên giới Lào: cần có Giấy chứng nhận biên giới.
– Các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh khác trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới.
Trường hợp 04: đối tượng là công dân nước láng giềng xuất, nhập qua lối mở biên giới:
Cần có giấy tờ phù hợp trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới.
3. Mức xử phạt hành vi vi phạm trong việc xuất nhập cảnh qua biên giới:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, mức xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng:
+ Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không có Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
+ Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đảm bảo quy định.
+ Không tiến hành
– Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng:
+ Qua lại biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị.
+ Đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biện giới.
+ Để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới mà thực hiện cung cấp thông tin không đúng sự thật.
+ Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, ngoại trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế, vành đai biên giới mà không có giấy tờ theo đúng quy định.
+ Không trình báo với đồn Biên phòng sở tại khi vào vành đai biên giới.
+ Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
+ Hành vi cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại.
+ Trong phạm vi đường thông tầm nhìn biên giới, thực hiện hành vi canh tác, đào bới.
+ Vi phạm quy tắc hoạt động của tàu thuyền trên sông, suối biên giới.
+ Không trình báo với đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại các nội dung sau: mục đích, thời gian, danh sách người, số lượng phương tiện, nội dung và phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới.
+ Trong vùng cấm thực hiện ra, vào, đi lại, điều khiển phương tiện, tiến hành các hoạt động không đúng quy định.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
+ Cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền và không cử người đi cùng, không thông báo với Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.
+ Khi có quyết định tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới của người có thẩm quyền mà không chấp hành.
+ Trong khu vực biên giới đất liền, thực hiện dẫn dắt, tạo điều kiện cho người, phương tiện vào hoạt động trái phép.
+ Đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền.
+ Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ cảnh vật, ghi hình trái phép bằng các thiết bị điện tử, thu phát vô tuyến điện trong vùng cấm.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Cơ quan, tổ chức đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới trái phép.
+ Cư dân biên giới qua biên giới làm ruộng, rẫy.
+ Qua lại biên giới khi không có giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh.
+ Qua lại biên giới không đúng các điểm quy định.
+ Sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới của người khác để qua lại biên giới.
+ Cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Thực hiện đốt cây khai hoang.
+ Hành vi xâm cư ở khu vực biên giới đất liền.
+ Trong vành đai biên giới nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà sử dụng vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ trái phép.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Không thông báo cho đồn Biên phòng sở tại về danh sách người, phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động.
+ Vào vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định và không trình báo.
+ Đánh bắt thủy sản trái phép, sử dụng vật gây nổ, chất có độc, xung điện trên sông suối, trong lòng đất khu vực biên giới.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: vận chuyển thi hài, hài cốt, xác động vật trái phép qua biên giới.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:
+ Thực hiện chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới.
+ Nổ súng bắn trọng phạm vi quy định.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng:
+ Trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới thực hiện bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay.
+ Khai thác khoáng sản trong phạm vi quy định.
+ Lắp đặt các thiết bị lưu giữ hóa chất nguy hiểm và xây dựng nơi xử lý chất thải nguy hiểm trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.