Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách để làm gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách năm 2021? Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách?
Hiên nay, hành vi phạm tội của những đối tượng dưới 18 tuổi là rất nhiều bởi vì, về mặt sinh học thì ở độ tuổi này những người này có tâm lý bốc đồng và háo thắng, chưa nhận biết được về mức độ nguy hiểm của mình khi thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy, mà pháp luật đã sự liệu trước về những vần đề này và việc áp dung nguyên tắc nhân đạo trong thi hành pháp luật mà chính vì thế nên pháp luật đã quy định thêm biện pháp khiển trách đối với những đối tượng dưới 18 tuổi phạm tội, để nhằm mục đích giám sát giáo dục nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả của mình gây ra, từ đó nhằm giảm bớt những vụ án phạm tội của người dưới 18 tuổi.
Vậy đối với những người này phạm tội khi đã chấp hành xong biện pháp khiển trách thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách. Mẫu giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách có nội dung như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này như sau:
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
1. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là gì?
Biện pháp khiển trách là một biện pháp mới và đây là biện pháp lần đầu tiên được quy định trong luật hình sự hiện hành. Trước đây những quy định của Bộ luật Hình sự trước đó chưa từng được nhắc tới. Bởi vì đây là một biện pháp mới được áp dụng và pháp luật nước ta đã dự liệu được trước những khó khăn khi thực hiện biện pháp này cho nên trong quá trình triển khai thực hiện đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp khiển trách này, để đảm bảo việc áp dụng biện pháp này được hiệu quả. Từ quy định mới về biện pháp khiển trách mà đã đó góp phần làm giảm số vụ việc người dưới 18 tuổi phạm tội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người phạm tội, nguy cơ tái phạm thấp…
Từ những lập luận được nêu ra ở trên thì có thể hiểu về biện pháp khiển trách là một biện pháp giám sát giáo dục nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó thì biện pháp khiển trách là một trong ba biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự và còn được khẳng định là biện pháp nhẹ nhất trong ba biện pháp được áp dụng để giáo dục, phòng ngừa người dưới 18 tuổi tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi vì đây là biện pháp dùng để áp dụng cho những đối tượng dưới 18 tuổi cho nên pháp luật đã có quy định và chia đối tượng áp dụng của biện pháp này thành 02 trường hợp, cụ thể:
Trường hợp thứ nhất, Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 249(Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250(Tội vận chuyển trái phép chất ma túy),Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy) và Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự.
Trường hợp thứ hai, Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể như người tổ chức, chủ mưu, người thực hành, người giúp sức,… trong vụ án.
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân đã chấp hành xong biện pháp khiển trách theo như luật định. Giấy chứng nhận thể hiện sự cho phép để các cá nhân đã chấp hành xong biện pháp khiển trách có thể tái hòa nhập với cộng đồng và tiếp tục sinh hoạt cuộc sống như bình thường.
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách để làm gì?
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách thể hiện sự cho phép về việc các cá nhân, người phạm tội dưới 18 tuổi đã chấp hành xong biện pháp khiển trách được phép trở về tái hòa nhập với cộng đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khiển trách. Giấy chứng nhận được thành lập và nêu rõ các nội dung chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách như quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thể cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn.
3. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là mẫu văn bản chứng nhận về việc chấp hành biện khiển trách của cá nhân là người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật. Giấy chứng nhận được ban hành kèm theo Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…(1)…
——-
Số: /GCN-UBND
(2)…, ngày …. tháng ….. năm 20…..
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã chấp hành xong biện pháp khiển trách
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự,
CHỨNG NHẬN:
Họ và tên: …Giới tính: ….
Tên gọi khác: ….
Ngày, tháng, năm sinh: ….Nơi sinh: ….
Nơi đăng ký thường trú: ….
Chỗ ở hiện nay: ….
Số CMND/CCCD/hộ chiếu: ….ngày cấp: …. nơi cấp: ….
Dân tộc: ….tôn giáo: ….
Đã chấp hành xong biện pháp giám sát, giáo dục theo Quyết định số ….ngày …/…. /20…. của …(3) …. kể từ ngày…./…./20….
Nơi nhận:
– Người đã chấp hành xong biện pháp GSGD;
– Người trực tiếp giám sát, giáo dục;
– Công an xã;
– Gia đình người được giám sát, giáo dục;
– Lưu hồ sơ.
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn
(2) Tên xã/phường/thị trấn
(3) Tên cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách
Trên cơ sở quy định của pháp luật về đối về đối tượng được áp dụng biện pháp khiển trách chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng biện pháp khiển trách không được áp dụng đối với trường hợp người này phạm tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm, tội sản xuất, tàng chữ và vận chuyển trái phép chất ma tùy,… và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Trước khi áp dụng biện pháp khiển trách thì cơ quan có thẩm quyền xem xét và áp dụng biện pháp này gồm ba cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền về việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi bao gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát và cuối cùng là Tòa án. Như đã biết, biện pháp khiển trách là biện pháp áp dụng trong trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy có thể thấy rằng, biện pháp khiển trách là một biện pháp giám sát giáo dục nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách thì trong mục 4 này, tác giả sẽ cung cấp cho quy bạn đọc về nội dung này, như sau:
Theo như quy định tại Điều 427 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách như sau:
Bước 1: Xác định về điều kiện khiển trách
Việc xác định điều kiện khiển trách được thức hiện khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội và khi đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
Bước 2: Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính theo như quy định tại Khoản 2 Điều 427 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, như sau:
“a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự đã áp dụng;
e) Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ”.
Như vậy, để việc áp dụng biện pháp khiển trách được diễn ra đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc áp dụng biện pháp khiển trách có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về biện pháp khiển trách khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!