Giấy biên nhận đặt cọc sẽ là giấy tờ pháp lý chứng minh về việc bên nhận cọc đã nhận tiền cọc từ bên đặt cọc và bên đặt cọc đã giao tiền cho bên nhận cọc và ghi lại sự thỏa thuận của các bên, hai bên sẽ phải tiến hành đúng như thỏa thuận đã nêu và phải chịu phạt trong trường hợp vi phạm nếu có.
Mục lục bài viết
1. Giấy biên nhận đặt cọc thuê nhà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY BIÊN NHẬN ĐẶT CỌC THUÊ NHÀ
Hôm nay, ngày …/…/…, tại địa chỉ: …
Chúng tôi gồm:
BÊN ĐẶT CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):
Họ và tên :… Sinh năm : …
CMND số :… do … cấp ngày: …
Địa chỉ thường trú :……
Số điện thoại : …
BÊN NHẬN CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):
Họ và tên :… Sinh năm : …
CMND số :… do … cấp ngày: …
Cùng vợ là :… Sinh năm :…
CMND số :… do … cấp ngày: …
Địa chỉ thường trú :……
Số điện thoại : …
Sau khi đàm phán, thương lượng, bên A và bên B đồng ý đồng ý ký
Bên B có nhận của bên A một số tiền đặt cọc là: …đồng (bằng chữ:…đồng) để thuê toàn bộ căn nhà có địa chỉ tại:…
Bên B cam kết sẽ giữ nhà cho thuê nêu trên đến ngày …/…/… Trong thời gian đó, bên B và bên A sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng thuê nhà với căn nhà nêu trên.
Nếu bên A không tiến hành các thủ tục để hai bên ký hợp đồng thuê nhà cho đến ngày …/…/… thì coi như bên A phải chịu mất cọc.
Nếu bên B cho thuê căn nhà nêu trên cho một đối tác khác hoặc đổi ý không thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà với bên A cho đến ngày …/…/… thì bên B phải chịu đền bù gấp đôi số tiền đặt cọc.
Vào thời điểm hai bên ký hợp đồng thuê nhà bên B sẽ tiến hành thực hiện việc bàn căn nhà nêu trên cho bên A.
Hai bên cam kết, vào thời điểm ký vào văn bản này, hai bên hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, ép buộc. Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền trên, không khiếu kiện, khiếu nại và thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đặt cọc mà hai bên đã ký kết.
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ nội dung giấy biên nhận này và đồng ý ký tên, điểm chỉ vào văn bản.
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bản có 02 trang, 01 tờ có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên) (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên)
2. Mẫu giấy biên nhận đặt cọc mua nhà đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY BIÊN NHẬN ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT
Hôm nay, ngày …/…/…, tại địa chỉ: …
Chúng tôi gồm:
BÊN ĐẶT CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):
Họ và tên :… Sinh năm : …
CMND số :… do … cấp ngày: …
Địa chỉ thường trú :……
Số điện thoại : …
BÊN NHẬN CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):
Họ và tên :… Sinh năm : …
CMND số :… do … cấp ngày: …
Cùng vợ là :… Sinh năm :…
CMND số :… do … cấp ngày: …
Địa chỉ thường trú :……
Số điện thoại : …
Sau khi đàm phán, thương lượng, Bên A và Bên B đã thống nhất, đồng ý ký giấy biên nhận đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …., số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …., do … cấp ngày …/…/…
Thửa đất có đặc điểm như sau:
- Thửa đất số:…
- Tờ bản đồ số:…
- Địa chỉ thửa đất:…
- Diện tích:Bằng số:…
Bằng chữ:…
- Hình thức sử dung:
+ Riêng: …m2
+ Chung:…m2
- Mục đích sử dụng:…
- Thời hạn sử dụng:…
Nguồn gốc sử dụng:…
Bên B có nhận của bên A một số tiền đặt cọc là:…đồng (bằng chữ:…đồng) để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nêu trên.
Hai bên thống nhất trong thời hạn ….tháng kể từ ngày ký giấy biên nhận đặt cọc này, hai bên sẽ ra văn phòng công chứng để làm thủ tục, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho nhau.
Sau khi hai bên thực hiện xong thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bên A sẽ giao cho Bên B số tiền còn lại để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nêu trên là: …đồng (bằng chữ:…đồng). Đồng thời bên B sẽ bàn giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bên A và các giấy tờ pháp lý liên quan để bên A thực hiện thủ tục đăng ký biến động/sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho mình.
Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nêu trên của Bên B.
Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu hợp pháp của Bên B, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A nêu trên.
Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận như trên (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
Nếu Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận như trên (mục đích đặt cọc không đạt được) thì bên B phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc cho Bên A.
Hai bên cam kết, vào thời điểm ký vào văn bản này, hai bên hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, ép buộc. Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền trên, không khiếu kiện, khiếu nại và thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong giấy biên nhận đặt cọc mua nhà đất này.
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ nội dung giấy biên nhận này và đồng ý ký tên, điểm chỉ vào văn bản.
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bản có 02 trang, 01 tờ có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên) (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên)
3. Làm thế nào để lấy được tiền đặt cọc thuê nhà?
Tóm tắt câu hỏi:
Em là sinh viên và có thuê một phòng trọ. Khi mới bắt đầu thuê, em có đưa đầy đủ chứng minh nhân dân cho chủ trọ để làm tạm trú tạm vắng, nhưng chủ nhà không hề làm. Sau khi cầm chứng minh nhân dân của em hai tháng, chủ nhà trả lại. Rồi đến giữa tháng, chủ nhà yêu cầu em chuyển đi vào cuối tháng với những lý do không thỏa đáng. Em đã chuyển đi, nhưng đã một tháng rồi, chủ nhà vẫn chưa hoàn lại tiền cọc cho em. Khi em gọi điện vẫn không chịu hợp tác để hoàn tiền cọc. Trong lúc ở, em có cho bạn em ở nhờ vài đêm vì có công việc, nhà xa. Mong Luật sư hướng dẫn để em có thể lấy lại tiền cọc nhà. Bởi lẽ chủ nhà còn đòi trừ tiền cọc của em vì em cho bạn em ở nhờ dù chỉ ở có vài ngày. Em cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Trước hết, việc đặt cọc giữa bạn và chủ nhà là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 328
– Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, có thể thấy, chủ nhà bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 132
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về vấn đề chủ nhà lấy tiền đặt cọc của bạn trừ vào việc bạn có cho bạn mình đến ngủ vài hôm. Trong trường hợp này, bạn cần xem trong hợp đồng có thỏa thuận gì về việc sẽ trừ tiền đặt cọc vào các nghĩa vụ khác hay không? Nếu có cụ thể đấy là gì. Nếu trong hợp đồng không quy định, giữa bạn và chủ nhà cũng không có thỏa thuận thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại tiền đặt cọc.
Như vậy, trước mắt, bạn có thể đến và thỏa thuận với chủ nhà về việc này. Trong trường hợp chủ nhà chỗ bạn cố tình không trả tiền đặt cọc thì bạn có thể kiện ra
4. Đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà trước thời hạn:
Tóm tắt câu hỏi:
Em có thuê nhà thời hạn trên hợp đồng là 1 năm. Hoạt động được 2 tháng, em thấy kinh doanh không hiệu quả, đã thông báo và trả nhà lại cho chủ nhà. Nhưng chủ nhà không chịu trả lại tiền đạt cọc vì nói em trả trước thời hạn. Bây giờ em phải làm sao để có thể lấy được tiền cọc. Trong hợp đồng có công chứng chỉ ghi tiền thuê nhà là 25 triệu, tiền đặt cọc là 50 triệu, nhưng không ghi điều khoản về việc trả nhà trước hợp đồng sẽ mất cọc. Luật sư cho em hỏi trường hơp này em có lấy lại đươc tiền cọc không?
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp của bạn, bạn và chủ nhà đã có hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực nên việc giải quyết quyền và lợi ích của các bên sẽ giải quyết theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Trong hợp đồng thuê nhà của bạn có nêu rõ tiền thuê nhà là 25 triệu, tiền đặt cọc là 50 triệu và thời hạn thuê nhà đó là 1 năm. Sau khi kí kết hợp đồng các bên trong hợp đồng phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Ở đây bạn mới thực hiện hợp đồng được 2 tháng và muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong đối với bên thuê phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật nhà ở 2014 như sau:
Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
+ Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
+ Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
+ Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Như vậy, trường hợp của bạn không được coi là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng quy định pháp luật. Việc không tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà nữa của bạn là hành vi vi phạm hợp đồng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và chủ nhà có thỏa thuận về số tiền đặt cọc là 50 triệu. Vì bạn không nói rõ số tiền 50 triệu đặt cọc ở đây để đảm bảo thực hiện hợp đồng hay để giao kết hợp đồng cũng như không có thỏa thuận về việc số tiền đặt cọc sẽ được xử lý như thế nào nếu bên thuê nhà trả nhà trước thời hạn trong hợp đồng nên số tiền đặt cọc này sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp 1, nếu 50 triệu đặt cọc là nhằm để giao kết hợp đồng thì bạn sẽ nhận được lại 50 triệu (vì bạn và bên chủ nhà đã tiến hành giao kết xong hợp đồng).
Trường hợp 2, nếu 50 triệu tiền đặt cọc là để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì bạn sẽ không nhận lại được số tiền đặt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên. Vì trong trường hợp này, hợp đồng của bạn chưa được thực hiện xong, bạn là người có hành vi vi phạm hợp đồng. Như vậy, do bạn không tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà nên tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc chính là chủ nhà.
5. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc thuê nhà trọ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Vấn đề của tôi muốn hỏi đó là tiền đặt cọc nhà trọ, tôi đã đặt cọc cho chủ nhà 2 tháng nhưng do điều kiện sau khi ở được 1 tháng tôi đã chuyển đến chỗ khác. Nhưng chủ nhà không đồng ý trả số tiền còn lại (1 tháng) cho tôi và hứa khi nào có người đến thuê nhà mới trả lại tiền cho tôi. Tuy nhiên hiện tại đã có người khác đến thuê nhưng bà ấy vẫn không chịu trả tiền cho tôi và hứa khi hết 2 tháng mới trả. Xin hỏi luật sư bây giờ tôi phải làm sao? Tôi có thể nhờ đến UBND phường can thiệp được không?
Rất mong nhận được hồi đáp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc trong giao kết, thực hiện hợp đồng.
Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà, bạn và chủ nhà thỏa thuận khoản đặt cọc là để bảo đảm giao kết hợp đồng thì bạn có quyền khởi kiện để đòi lại khoản đặt cọc của bạn do bạn đã thực hiện việc thuê nhà.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng thuê nhà thỏa thuận khoản đặt cọc của bạn để bảo đảm thực hiện hợp đồng cho đến khi hết thời gian thì việc bạn không tiếp tục thuê nhà tức đã không bảo đảm thực hiện hợp đồng, không thông báo chấm dứt theo thỏa thuận thì khoản tiền thuộc về chủ nhà nhận đặt cọc. Vì vậy, bạn không thể nhờ UBND phường can thiệp mà nên chờ được chủ nhà trả lại.