Giáo viên nghỉ ốm dài ngày được hưởng phụ cấp ưu đãi không? Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên? Cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên?
Nhằm mục đích là khuyến khích các giáo viên gắn bó lâu dài với nghề hơn thế nên nhà nước ta đã đưa ra những quy định về các chế độ, phụ cấp dành cho giáo viên, trong đó có quy định về phụ cấp ưu đãi cho giáo viên. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giáo viên sẽ có những mức hưởng về phụ cấp ưu đãi khác nhau. Vậy nếu trong trường hợp giáo viên nghỉ ốm dài ngày được hưởng phụ cấp ưu đãi không?
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thực hiện
– Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Quyết định 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Mục lục bài viết
1. Giáo viên nghỉ ốm dài ngày được hưởng phụ cấp ưu đãi không?
Phụ cấp ưu đãi nghề chính là phụ cấp lương cho những người lao động thuộc các đối tượng hoặc làm việc ở trong một số ngành nghề cần phải ưu tiên đặc biệt do các quy định của pháp luật quy định, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kì.
Phụ cấp ưu đãi nghề chính là loại phụ cấp lương mà Nhà nước dùng với mục đích để ưu đãi người có công hoặc ưu đãi với những lao động trong một số ngành cần thiết như y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang…
Tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
Thời gian đi công tác, đi làm việc, học tập ở nước ngoài mà được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của
– Thời gian đi công tác, đi học tập ở trong nước mà không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
– Thời gian nghỉ việc riêng mà không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản mà vượt quá thời hạn theo các quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy, qua quy định trên thì các giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập có thời gian nghỉ ốm đau vượt quá thời hạn theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi, còn nếu như các giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập đang nghỉ ốm đau trong thời gian hưởng chế độ thì vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở công lập, cụ thể như sau:
1.1. Đối với giáo viên nghỉ ốm đau không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:
Nếu giáo viên nghỉ ốm đau mà không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian tối đa giáo viên được nghỉ trong một năm là:
– Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Giáo viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày;
+ Giáo viên viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 40 ngày;
+ Giáo viên viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên thì được hưởng 60 ngày.
Trong trường hợp này, nếu giáo viên vẫn đang nghỉ ốm đau trong thời gian quy định trên thì giáo viên đó vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi.
– Làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Giáo viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì được hưởng 40 ngày;
+ Giáo viên viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 50 ngày;
+ Giáo viên viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên thì được hưởng 70 ngày.
Trong trường hợp này, nếu giáo viên vẫn đang nghỉ ốm đau trong thời gian quy định trên thì giáo viên đó vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Lưu ý rằng: ngày nghỉ ốm đau đối với giáo viên sẽ tính theo ngày làm việc không kể các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.2. Đối với giáo viên nghỉ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT, ví dụ như bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng, Bệnh Withmore, Đái tháo đường, Giai đoạn trầm cảm,…..
Những giáo viên nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng tối đa là 180 ngày, vì thế nếu trong trường hợp này các giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi trong thời gian 180 ngày này, còn nếu như qua thời gian này giáo viên vẫn phải nghỉ việc để chữa bệnh thì số ngày vượt quá 180 ngày (tức tính từ ngày 181 trở đi) thì giáo viên đó sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Lưu ý rằng: ngày nghỉ ốm đau đối với giáo viên trong trường hợp này sẽ tính cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên:
Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên được áp dụng như sau:
– Đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trong các trường đại học, trường cao đẳng, các học viện, các trường bồi dưỡng của những Bộ, cơ quan ngang Bộ, của cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và những trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, các khoa sư phạm và các nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh): được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 25%
– Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; những trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 30%
– Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trong các trường mầm non, trường tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; những trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, những trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 35%
– Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trong các trường sư phạm, các khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và các giáo viên dạy môn chính trị ở trong các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề: được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 40%
– Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn như khoa học Mác – Lênin, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, trường cao đẳng: được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 45%
– Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trong các trường mầm non, trường tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi là 50%
3. Cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên:
Tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định về cách tính mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng), theo đó:
Mức phụ cấp ưu đãi giáo viên được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Sơn đang là giáo viên có hợp đồng làm việc tại trường THCS ở đồng bằng (không phải nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên), đang trong thời gian giảng dạy thì anh Sơn bị mắc bệnh và phải nghỉ. Bệnh của anh Sơn không thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của anh Sơn là 12 năm thế nên anh Sơn sẽ được nghỉ ốm đau là 30 ngày. Được biết, anh Sơn đang giảng dạy tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (vùng IV); đang được tính với hệ số lương là 4.40. Trong thời gian nghỉ ốm đau (trong thời gian là 30 ngày), anh Sơn sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi được tính như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi anh Sơn được hưởng = 3.250.000 x 4.40 x 30% = 4.290.000đ/tháng.