Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?

Tư vấn pháp luật

Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn của nhà giáo? Quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?

    Hiện nay đối với công tác giáo dục chúng ta không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các nhà giáo, Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn.

    Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục 2019

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Nhà giáo là gì?
    • 2 2. Tiêu chuẩn của nhà giáo:
    • 3 3. Quyền và nhiệm vụ của nhà giáo:
      • 3.1 3.1. Quyền của nhà giáo:
      • 3.2 3.2. Nhiệm vụ của nhà giáo:

    1. Nhà giáo là gì?

    Giáo viên được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât.

    Hiện nay các giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo, giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo. Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức thông thường mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên phải có năng lực biết đổi mới phương pháp dạy học.

    Hiện nay có thể thấy trong sự phát triển về kinh tế thế giới và bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.

    2. Tiêu chuẩn của nhà giáo:

    Căn cứ theo quy định tại điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể:

    Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

    1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

    2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

    3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

    4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

    Căn cứ như quy định trên pháp luật đã đưa ra thì có những tiêu chuẩn chung khi thực hiện công việc của một nhà giáo cần phải thực hiện đó là:

    Thứ nhất tiêu chuẩn về ” phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt” đây là một yếu tố hết sức cần thiết bởi vì Nhà giáo là người trực tiếp tác động vào tư duy và tư tưởng của các tầng lớp thế hệ học sinh. Có thể nói phẩm chất và đạo đức của giáo viên là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường chúng ta cần có các giải pháp để thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, căn cứ dựa trên các quy tắc chung nhằm mục đích định hướng, điều chỉnh nhận thức và điều chỉnh thái độ, hành vi nhà giáo sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề giáo viên giúp cho cả giáo viên lẫn học sinh có sự phát triển tích cực nhất. Như vậy một mặt có thể rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp để tạo ra nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, mặt khác sẽ giáo dục nên những tầng lớp thế hệ học sinh có đức và có tài.

    Thứ hai, về tiêu chuẩn ” Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm” tức là giáo viên phải có những tiêu chuẩn về vị rí việc làm như bằng cấp các chững chỉ liên quan tới nghề nghiệp của nhà giáo theo quy dịnh của Bộ Giáo Dực quy định cụ thể

    Thứ tư, tiêu chuẩn về ” kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”  Có thể thấu đối với vấn đề này thì trên thực tế có rất nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về năng lực bản thân vì thế cho nên quy định này giup cho giáo vên khi có đánh giá, nhận xét hay xếp loại chuyên môn trong các kỳ đánh giá xếp loại theo quy định của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên thường có xu hướng tự nâng mức bản thân bằng hoặc cao hơn người khác theo đó mà tự hoàn thiện bản thân và nghề nghiệp. Giáo viên thường tự đánh giá mình đạt mức tốt, khá. 

    Cuối cùng đó là tiêu chuẩn về ” Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp” không riêng nghề nhà giáo cũng có rất nhiều trường hợp phải đàm bảo yêu cầu về sức khỏe để đảm bảo quá trình dạy học trên lớp và công tác tại nhà trường.

    Như vậy có thể thấy những yếu tố này đều là những yếu tố rất cơ bản và cần thiết đối với nghề giáo viên, giáo viên phải có đầy đủ những tiêu chuẩn theo quy định thì mới được hoạt động trong nghề.

    3. Quyền và nhiệm vụ của nhà giáo:

    3.1. Quyền của nhà giáo:

    Căn cứ theo quy định tại điều 70. Quyền của nhà giáo Luật giáo dục 2019 quy định: 

    1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

    2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

    3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

    4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

    5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy căn cứ theo quy định này thì pháp luật đưa ra những quyền cơ bản cho giáo viên để đảm bảo quyền lợi cho họ khi tham gia hoatjd dộng giảng dạy:

    + Giáo viên sẽ được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo theo đó những giáo viên hiện đang giảng dạy trong ngành giáo dục có nhiều thế hệ khác nhau, nhiều hệ đào tạo khác nhau qua các thời kỳ và mỗi thời kì đều sẽ được đào tạo cơ bản về chuyên môn theo đó giáo viên phải đảm bảo chuyên môn tốt và niềm đam mê thì việc giảng dạy sẽ hiệu quả hơn. Tất nhiên, đội ngũ ấy đã được đào tạo và tuyển dụng đúng theo những thời điểm nhất định của ngành giáo dục.

    + Giáo viên có quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trên thực tế có thể thấy ngoài việc đi học trên chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều giáo viên của trường còn tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực dạy học như các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng về Tiếng Anh…để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.

    + Giáo viên có quyền hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tức là tạo nên căn cứ cứ pháp lý để hai bên tham gia ký kết biết được quyền lợi cũng như trách nhiệm vụ của mình khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực

    + Giáo viên ” Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể” đây là quyền cơ bản của con người và đối với giáo viên họ có quyền được bao vệ bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp học sinh cá biệt đánh giáo viên hoặc phụ huynh có lời lẽ không hay đối với họ nên chúng tôi thấy việc bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể đó là quyền cần thiết đối với họ. Ngoài ra họ còn có quyền được nghỉ hè theo quy định và theo đặc điểm của các trường sẽ quy định thời gian nghỉ khác nhau.

    3.2. Nhiệm vụ của nhà giáo:

    Căn cứ theo quy định tại điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo Luật giáo dục 2019 quy định: 

    1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

    2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

    3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

    4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

    Như trên chúng ta thấy ở cạnh quyền thì giáo viên cũng có một số nghĩa vụ cần thực hiện để cs thể tiến hành việc giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    4.5 / 5 ( 2 bình chọn )

    Tags:

    Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

    Nhà giáo ưu tú

    Quyết định 16/2008 Về đạo đức nhà giáo


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Giáo viên nghỉ ốm dài ngày được hưởng phụ cấp ưu đãi không?

    Giáo viên nghỉ ốm dài ngày được hưởng phụ cấp ưu đãi không? Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên? Cách tính phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên?

    Giáo viên là gì? Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên?

    Giáo viên là gì? Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên? Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo? 

    Mẫu đơn đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất

    Đơn đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú là gì? Mục đích của đơn đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú? Mẫu đơn đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú? Hướng dẫn viết đơn đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú? Tiêu chuẩn danh hiệu " Nhà giáo ưu tú"?

    Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân mới nhất

    Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân là gì? Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân? Hướng dẫn biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân? Một số vấn đề về danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân dân?

    Điều kiện, hồ sơ thủ tục xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

    Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú? Để được xét tặng hai danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cần phải có những điều kiện gì?

    Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo (phụ cấp đứng lớp)

    Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định tại 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.

    Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Về đạo đức nhà giáo

    Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về đạo đức nhà giáo.

    Đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi

    Đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi. Hiệu trưởng, hiệu phó trường năng khiếu thể dục, thể thao có được hưởng phụ cấp ưu đãi 50% không?

    Tư vấn hồ sơ hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg

    Tư vấn hồ sơ hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ