Giáo viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào? Viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? Hình thức kỷ luật với hành vi sinh con thứ ba mới nhất năm 2021?
Điều chỉnh chính sách kế hoạch hóa gia đình cân đối là một trong những biện pháp tốt nhất giúp xã hội phát triển một cách cân bằng và bền vững. Vì thế chính sách Nhà nước luôn khuyến khích người dân sinh từ một đến hai con để tạo điều kiện tốt về vật chất và tinh thần nuôi dạy con.
Với chính sách này đối với người dân mang tính chất khuyến khích, động viên nhưng đối với các cán bộ, viên chức, công chức là Đảng viên thì theo quy định phải tuân thủ theo các quy định của Đảng, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định. Những năm trước đây đối với các đối tượng là giáo viên thì việc sinh con thứ ba là vi phạm quy định, nhưng từ khi
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc giáo viên sinh con thứ ba
Trước đây, để bảo đảm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, cha mẹ có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để chăm sóc con được tốt nhất, Nhà nước chỉ khuyến khích các cặp vợ chồng nên sinh từ một đến hai con. Do đó, tại Nghị định 114 /2006/NĐ-CP, Chính phủ quy định về việc xử phạt với hành vi sinh con thứ 3 của từng đối tượng:
– Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng;
– Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ;
– Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức;
– Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú…
Tuy nhiên, từ 31-12-2013, khi Nghị định 114 hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì quy định này bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, tại
Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm giáo viên sinh con thứ 3 nhưng nếu nội quy, quy chế, hợp đồng làm việc có điều khoản xử phạt khi sinh con thứ 3 thì các đối tượng liên quan phải chấp hành.
2. Giáo viên sinh con thứ ba bị kỷ luật khi nào?
Như đã trình bày ở trên thì pháp luật hiện hành không cấm giáo viên sinh con thứ ba, nhưng trong trường hợp giáo viên là đảng viên thì khác.Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này.Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 102-QĐ/TW, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.
Tại điều 27 Quyết định 102/QĐ-TW quy định về hình thức kỷ luật đối với đảng viên sinh con thứ 3 như sau:
Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Đồng thời, Căn cứ tại Điều 27 Hướng dẫn số: 04-HD/UBKTTW ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2018 về thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm như sau:
“ Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
* Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.“
Trên đây chỉ là một trong những trường hợp mà Đảng viên sinh con thứ ba bị xử lý kỉ luật. Hiện nay nhà nước đang thực hiện chính sách về kế hoạch gia đình nhằm phù hợp với cân bằng giới tính và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với Đảng viên thì chính sách kế hoạch hóa gia đình rất quan trọng. Nếu Đảng viên sinh con thứ 3 thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng viên với hình thức khiển trách
Trình tự xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:
Bước 1: Sau khi phát hiện và xác định hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của Đảng viên, thì trước chi bộ, Đảng viên vi phạm phải tự mình kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Việc tự kiểm điểm của Đảng viên vi phạm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cấp Ủy. Hội nghị chi bộ sẽ thảo luận, xem xét, góp ý, ra kết luận về tính chất, mức độ hành vi vi phạm của Đảng viên này, từ đó biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Nếu Đảng viên vi phạm từ chối việc kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức Đảng quản lý người này vẫn thực hiện việc xem xét kỷ luật Đảng với người này.
Còn tổ chức Đảng vi phạm kỷ luật Đảng thì cơ quan lãnh đạo (cơ quan thường trực) hoặc người đứng đầu của tổ chức Đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 2: Trước khi tiến hành họp để xem xét, quyết định kỷ luật về Đảng, đại diện tổ chức Đảng có thẩm quyền lắng nghe ý kiến của đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm. Quyết định về việc kỷ luật Đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Bước 3: Báo cáo lên cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp về Quyết định của cơ quan Đảng cấp dưới về việc kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.
Bước 4: Thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm về Quyết định của cấp trên về việc kỷ luật về Đảng đối với tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm. Đồng thời, trao Quyết định kỷ luật, Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng cho tổ chức đảng hoặc Đảng viên vi phạm để chấp hành.
Quyết định kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật thì Đảng viên vi phạm hoặc tổ chức Đảng vi phạm có quyền khiếu nại lên cấp Ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định.
3. Những trường hợp Đảng viên được sinh con thứ 3 mà không bị kỷ luật
Như đề cập ở trên, việc Đảng viên sinh con thứ 3 là vi phạm kỷ luật của Đảng, tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bị xử lý kỷ luật.
Cụ thể, theo Quy định 05-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành vào giữa năm 2018 vừa qua, có 07 trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Trong đó có các trường hợp như:
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.