Giáo viên bị thai chết lưu hưởng chế độ thế nào? Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ bị thai chết lưu.
Giáo viên bị thai chết lưu hưởng chế độ thế nào? Điều kiện và
Tóm tắt câu hỏi:
Hiệu trưởng nhà trường giải quyết chế độ nghỉ ốm cho tôi (giáo viên) chưa thỏa đáng như sau: tôi bị vỡ kế hoạch và có thai (tôi mới có 1 cháu) không may thai bị lưu và sảy không trọn nên phải hút đi hút lại 3 lần từ tháng 9 đến nay vẫn còn nhau bám ở thành tử cung, đến nay trở thành nhau thai bệnh lý. Khi trở thành nhau thai bệnh lý thì hiệu trưởng không giải quyết chế độ nghỉ theo giấy ra viện của tôi để điều trị mà áp dụng nào là trừ lương, cắt tiến cuối năm, nếu tôi còn nghỉ để khám chữa bệnh (trong khi đó nhau thai còn dính trong lòng tử cung) thì áp dụng trừ lương và nói sẽ chuyển tôi làm công tác khác không cho đứng lớp. Tôi phải kêu cứu ở đâu đây? Và làm đơn như thế nào. Tôi xin vấn tắt quá trình điều trị bệnh của tôi: “Tôi nghỉ: Đợt 1 từ ngày 14-9 đến hết ngày 3/10 đã được giải quyết theo
Trong quá trình điều trị của tôi như vậy có được hưởng chế độ bảo hiểm (theo giấy ra viện + giấy bảo hiểu xã hội nằm viện từ 16 tháng 12 đến ngày 21 tháng 12, giấy chứng nhận bảo hiểm cho nghỉ 2 ngày( 22, 23) tổng là 7 ngày tôi có được hưởng đủ 7 ngày trên không? Hiệu trưởng cho rằng nghỉ có giấy nằm, ra viện là nghỉ việc riêng nên áp dụng điều 116 trừ tiền lương tôi là đúng hay sai? Hiệu trưởng cho là thời gian tôi nằm viện và điều trị ở trên đã nghỉ quá số ngày quy định của luật lao động nên nói sẽ không xét thi đua cho tôi có đúng không? Tôi phải gửi thắc mắc cơ quan nào giải quyết, thủ tục ra sao mong quy công ty tư vấn giúp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên bạn cần phải xác định những nội dung sau thì mới có thể áp dụng được:
+ Bạn đã tham bảo hiểm được bao lâu?
+ Khi thai lưu, thai nhi được bao nhiêu tuần?
+ Trong năm bạn đã nghỉ chế độ ốm đau chưa?
Vì bạn chưa đưa ra thông tin nên bạn dựa vào các căn cứ mà pháp luật quy định để yêu cầu giải quyết chế độ. Mặt khác, bạn là giáo viên các quy định liên quan đến hợp đồng làm việc là Luật viên chức 2010. Theo đó việc mà hiệu trưởng hăm he trừ lương mà không có căn cứ là hoàn toàn sai. Yêu cầu trừ lương theo Điều 116 “Bộ luật lao động 2019” là sai.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 (hiệu lực hết ngày 31/12/2015)
“Điều 30. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 (hiệu lực áp dụng từ 01/01/2016)
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Ngoài ra, nếu như nghỉ hết chế độ thai sản mà bên bạn sức khỏe còn yếu thì sẽ được hưởng thêm phần dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Bạn dựa vào các nội dung trên, áp vào trường hợp của bạn xem tổng thời gian nghỉ của bạn là bao nhiêu. Việc hiệu trưởng dựa vào “Bộ luật lao động 2019” để trừ lương là không có căn cứ vì bạn đang nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Để giải quyết vấn đề của bạn, trước tiên bạn nên làm một văn bản kiến nghị gửi hiệu trưởng yêu cầu giải quyết trường hợp của mình. Nếu như không được giải quyết, bạn sẽ yêu cầu lên cơ quan quản lý trực tiếp đơn vị của mình để yêu cầu giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sảy thai, thai chết lưu
– Thai chết lưu có được hưởng chế độ thai sản không?
– Thủ tục để hưởng chế độ khi thai chết lưu?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí