Điều khoản DDP là một trong những điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người bán sẽ chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa và chi phí cho tới khi hàng hóa đó được giao an toàn tới địa điểm nhận hàng do người mua chỉ định. Vậy giao hàng theo hình thức DDP có phải chịu thuế nhà thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Giao hàng hình thức DDP phải chịu thuế nhà thầu không?
Trước hết, DDP là một trong những điều khoản quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Đây là cụm từ viết tắt của delivered Duty Paid – giao hàng trả thuế, có nghĩa là người bán hàng trong quá trình giao hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến do người mua quy định. Người bán hàng trong trường hợp này sẽ phải chịu toàn bộ chi phí và chịu rủi ro để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận của người mua. Người bán bắt buộc phải thuê phương tiện vận tải nội địa tại nơi xuất khẩu và nơ nhập khẩu, thuê phương tiện vận tải quốc tế như máy bay, tàu … và làm thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu cho hàng hóa, đóng thuế suất nhập khẩu, đóng các loại thuế quan quan trọng cho hàng hóa. Đồng thời, các bên mua và bán sẽ quy định cụ thể về địa điểm giao hàng vì người bán sẽ phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm theo chỉ định của bên mua.
Thuế nhà thầu cũng là một trong những loại thuế vô cùng quan trọng. Thuế đấu thầu có thể được hiểu là loại thuế áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài và các nhà thầu phụ nước ngoài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có phát sinh thu nhập chịu thuế trên lãnh thổ của Việt Nam.
Trong đó, các nhà thầu nước ngoài được hiểu là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc các cá nhân mang quốc tịch nước ngoài Tham gia vào quá trình dự thầu trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật về đấu thầu, còn các nhà thầu phụ nước ngoài có thể được hiểu là các nhà thầu phụ tham gia vào quá trình thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký kết với các nhà thầu chính, trong đó có nhà thầu phụ đặc biệt. Nhà thầu phụ đặc biệt có thể hiểu là các nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của các gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong thành phần hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất dựa trên cơ sở yêu cầu ghi nhận trong hồ sơ mời thầu.
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về đối tượng không áp dụng của thuế nhà thầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư
– Tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật dầu khí, pháp luật về các tổ chức tín dụng;
– Tổ chức và cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động cung cấp hàng hóa cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức như sau:
+ Giao hàng hóa tại cửa khẩu nước ngoài. Theo đó, người bán sẽ chịu mọi rủi ro trách nhiệm, chịu mọi chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu các loại hàng hóa và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài, người mua sẽ chịu mọi trách nhiệm và chi phí rủi ro liên quan đến quá trình nhận hàng hóa, chuyên chở hàng hóa từ cửa khẩu nước ngoài về đến lãnh thổ của Việt Nam, trong đó bao gồm cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm theo điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán;
+ Giao hàng tại các khu vực cửa khẩu của Việt Nam. Theo đó, người bán sẽ có trách nhiệm chịu mọi chi phí rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa đó được giao tại cửa khẩu của Việt Nam, còn người mua sẽ chịu mọi trách nhiệm chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng hóa, chuyên chở hàng hóa từ cửa khẩu về Việt Nam (trong đó bao gồm cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm theo các điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán).
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp hàng hóa được giao kèm theo điều kiện DDP tức là hàng hóa được bên bán giao tại địa điểm do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau tại Việt Nam, theo đó bên bán sẽ có nghĩa vụ chịu toàn bộ trách nhiệm chi phí và rủi ro liên quan đến việc giao hàng đến địa điểm theo sự thỏa thuận với bên mua, vì vậy trường hợp này sẽ không thuộc đối tượng không chịu thuế nhà thầu căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 103/2014/TT-BTC.
Hay nói cách khác, hàng hóa do bên nước ngoài bán cho Việt Nam kèm theo điều kiện giao hàng DDP là mộttrong những trường hợp phải chịu thuế nhà thầu.
2. Người nộp thuế nhà thầu bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 103/2014/TT-BTC, có quy định cụ thể về người nộp thuế. Theo đó, người nộp thuế nhà thầu bao gồm các đối tượng sau đây:
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành dựa trên cơ sở hợp đồng nhà thầu ký kết với các tổ chức và cá nhân Việt Nam hoặc ký kết với các tổ chức/cá nhân nước ngoài đang trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam dựa trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ. Việc xác định nhà thầu nước ngoài, quá trình xác định nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trong trường hợp các điều ước quốc tế và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú và đối tượng cư trú thì sẽ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức khác và cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: mua dịch vụ, dịch vụ gắn liền với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam dựa trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ, mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc mua hàng hóa theo hình thức điều khoản thương mại quốc tế (hay còn được gọi là Incoterms), thực hiện hoạt động phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ thay cho các tổ chức/cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam, trong đó bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp
+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác;
+ Các ngành cầu dầu khí hoạt động theo quy định của pháp luật về dầu khí, chi nhánh của công ty nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của các hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đến hoặc vận chuyển đi trong lãnh thổ Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên doanh;
+ Các công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty quản lý Quỹ nơi đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;
Các tổ chức khác tại Việt Nam, các cá nhân sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện giao hàng DDP:
Trước hết, người bán trong điều kiện giao hàng DDP cần phải thực hiện các trách nhiệm như sau:
– Chuẩn bị hàng hóa và các loại giấy tờ chứng từ có liên quan;
– Thuê tàu, chịu cước vận chuyển hàng hóa;
– Chịu mọi trách nhiệm về chi phí và rủi ro hàng hóa trước khi hàng được giao cho người mua;
– Tiến hành thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng theo sự chỉ định của người mua;
– Cung cấp các loại giấy tờ tài liệu chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi quy định
Bên cạnh đó, trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng DDP bao gồm:
– Trả tiền hàng theo hợp đồng các bên đã thỏa thuận;
– Chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã được giao đến địa điểm chỉ định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: