Pháp luật dân sự hiện hành cho phép các cá nhân tổ chức giao kết hợp đồng với nhau thông qua nhiều hình thức khác nhau trùy thuộc vào từng loại giao dịch. Vậy, giao dịch không ký hợp đồng văn bản có kiện được không?
Mục lục bài viết
1. Những hợp đồng giao kết bắt buộc phải thực hiện lập văn bản:
Giao kết hợp đồng được hiểu là các bên thể hiện ý chí với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Hiện nay cá nhân có thể tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng miễn sao đảm bảo giá trị pháp lý. Theo quy định của pháp luật thì các bên có thể lựa chọn một trong ba hình thức hợp đồng được xem là có hiệu lực và phải tuân thủ quy định như sau: có thể lựa chọn xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc qua giao kết bằng hành vi cụ thể và cuối cùng đó là ký hợp đồng bằng văn bản. Mặc dù pháp luật cho phép các cá nhân có thể tự do lựa chọn hình thức phù hợp tuy nhiên trong một số giao dịch nhất định thì bắt buộc phải tiến hành lập thành văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Trong của Mục 1 của bài viết tác giả sẽ trình bày những giao dịch hợp đồng bắt buộc phải tiến hành lập văn bản.
– Thứ nhất, liên quan đến những hợp đồng về quyền sử dụng đất:
Các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra vô cùng phổ biến có thể kể đến một số hợp đồng như tiến hành chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất vào tài sản gắn liền với đất. Khi ký kết hợp đồng này thì phải tiến hành công chứng chứng thực, trừ trường hợp một bên kinh doanh bất động sản;
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tiến thành ký kết hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên khi tham gia ký kết hợp đồng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng ở chứng thực nếu có yêu cầu của các bên;
Ngoài ra, còn phải kể đến văn bản thể hiện nội dung thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Nội dung này đã được ghi nhận tài khoản 3 của Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).
– Thứ hai, liên quan đến hợp đồng nhà ở và các giao dịch nhà ở:
+ Có thể kể đến khi các bên thì tiến hành mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại;
+ Trong trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương hoặc tiến hành mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán cho thuê mua nhà ở xã hội nhà phục vụ tái định cư; có nhu cầu thực hiện việc góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cá nhân hoàn toàn có thể quyết định trong việc cho thuê, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở và trong trường hợp này sẽ không bắt buộc phải tiến hành công chứng chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu để nâng cao tính pháp lý
+ Các văn bản thừa kế nhà ở cũng sẽ nằm trong các trường hợp để thành lập văn bản và phải công chứng chứng thực theo quy định pháp luật về dân sự (Những nội dung trên đã được ghi nhận tại Điều 122 của Luật Nhà ở năm 2014);
– Các hợp đồng khác:
Hiện nay, các thủ tục liên quan đến việc bán cho tặng hoặc hợp đồng mua bán xe phải tiến hành thủ tục lập văn bản đảm bảo nội dung và hình thức. Liên quan đến việc cá nhân để lại di chúc hợp pháp thì phải tuân thủ được lập văn bản theo quy định tại Điều 630 bộ luật dân sự 2015; Thủ tục công bố di chúc cũng là một trong những nội dung bắt buộc phải tiến hành lập văn bản ghi nhận tại Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, một số hợp đồng như trao đổi tài sản cũng phải thực hiện thủ tục này.
2. Giao dịch không ký hợp đồng văn bản có kiện được không?
Như đã phân tích ở nội dung trên cá nhân khi có nhu cầu xác lập hợp đồng hoặc các giao dịch thì hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức tiến hành giao kết đó là thông qua lời nói hành vi cụ thể hoặc thực hiện bằng văn bản. Chính vì vậy một số các giao dịch khi không có văn bản hợp đồng cụ thể tuy nhiên nếu có lời nói hoặc hành vi cụ thể xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trên thực tế thì hoàn toàn cá nhân có thể tiến hành khởi kiện nếu một bên có hành vi vi phạm về nghĩa vụ. Nghĩa vụ thường liên quan đến đến việc thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm, mức tiền đã được quy định trong hợp đồng; một số trường hợp có thể có hành vi vi phạm liên quan đến chất lượng của sản phẩm hàng hóa khi cung ứng hoặc dịch vụ..
Xét đến trường hợp những giao dịch hợp đồng phải bắt buộc tiến hành lập văn bản nhưng không được các bên thực hiện thì có rất nhiều khả năng dẫn đến việc hợp đồng thỏa thuận giữa các bên sẽ bị tuyên là vô hiệu bởi vì đang vi phạm nghiêm trọng đến mặt hình thức mà pháp luật dân sự đã quy định. Theo pháp luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện dưới đây:
+ Chủ thể thực hiện hợp đồng đó là phải có năng lực hành vi dân sự, có năng lực pháp luật dân sự và phù hợp với những giao dịch dân sự được xác lập;
+ Ý chí khi các chủ thể tham gia giao dịch thì phải xuất phát từ sự tự nguyện;
+ Pháp luật cũng điều kiện đối với việc các bên tiến hành giao dịch dân sự với mục đích và nội dung không được vi phạm điều cấm của luật và không đi trái ngược lại đạo đức của xã hội;
+ Và cũng trong Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã ghi nhận rằng hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện quan trọng có yếu tố quyết định đến hiệu lực của giao dịch dân sự trong những trường hợp đó có quy định. Như vậy, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chính vì vậy đối với những trường hợp giao dịch bắt buộc phải tiến hành lập bằng văn bản hợp đồng nhưng cá nhân lại không thực hiện thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người khi tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng vi phạm về mặt hình thức thì có thể bị tuyên là vô hiệu, các bên sẽ không có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ. Điều này dẫn đến trường hợp các bên hoàn trả lại tất cả những gì đã nhận, cũng như quyền nghĩa vụ cũng sẽ không có sự ràng buộc lẫn nhau.
Mặc dù hợp đồng giữa các bên ký kết với nhau là vô hiệu tuy nhiên cá nhân vẫn hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu bên có nghĩa vụ phải hoàn trả lại những giá trị tài sản hay bất kỳ đối tượng nào tùy thuộc vào hợp đồng đã giao kết, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Cá nhân, tổ chức có thể tiến hành khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định tại điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Khi tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đơn theo đúng quy định, những chứng cứ chứng minh cho giao dịch hợp đồng của mình đã được ký kết. Không có văn bản ghi nhận nhưng mà hoạt động trên thực tế của các đối tượng này có thể chứng minh được thông qua hành vi cũng như những lời nói hoặc đoạn thông tin trao đổi qua lại trên các phương tiện điện tử..
3. Giao dịch bắt buộc phải lập văn bản nhưng vi phạm về mặt hình thức thì được giải quyết ra sao?
Hợp đồng được giao kết với nhau phải đảm bảo về mặt nội dung và hình thức thì mới có giá trị pháp lý. Trong trường hợp có vi phạm quy định về mặt hình thức thì hợp đồng hoàn toàn có thể sẽ bị tuyên và vô hiệu. Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức vô hiệu được thực hiện trong thời hạn 2 năm tính từ ngày giao dịch dân sự được xác lập nếu hết thời hiệu này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì mặc như giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực.
Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ sẽ không áp dụng nguyên tắc trên bởi theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận rằng: Giao dịch dân sự của các bên khi đã được xác lập theo quy định bắt buộc phải lập một văn bản nhưng văn bản khi thực hiện lại không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch này;
Trong trường hợp giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng phát hiện qua hành vi vi phạm quy định bắt buộc phải thực hiện công chứng chứng thực. Phát hiện ra hành vi vi phạm này thì một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này các bên sẽ không tiến hành phải thực hiện công chứng chứng thực nữa.
Như vậy mặc dù hình thức của giao dịch dân sự không được đảm bảo tuy nhiên với những trường hợp giao dịch dân sự xác lập bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định hoặc có vi phạm về mặt công chứng và chứng thực thì hoàn toàn hợp đồng giao dịch này có hiệu lực trên pháp luật và được tòa án công nhận nếu một trong các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013.