Giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Pháp luật quy định như thế nào về giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi?
Khi tham gia giao dịch dân sự ngoài hợp đồng giao dịch dân sự, nội dung thỏa thuận giao dịch dân sự thì có một vấn đề quan trọng cần lưu ý đó chính là chủ thể giao dịch dân sự có đủ khả năng giao dịch theo quy định của pháp luật hay không, chẳng hạn như việc các bên giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đối với chủ thể khác thì có được phép giao dịch hay không? Và pháp luật quy định như thế nào về Giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Dưới đây chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc nêu như trên.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Năng lực hành dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là một đối tượng mới được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
“Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Như vậy, vấn đề có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng giống như vấn đề mất năng lực hành vi dân sự đều chỉ đặt ra đối với các chủ thể đã thành niên, tức là người đã đủ 18 tuổi. Sự xuất hiện của chủ thể có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi kéo theo sự xuất hiện của một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
* Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
– Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
– Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
– Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Các quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với
2. Căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Các căn cứ để xác định một người nào đó có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 căn cứ vào các điều kiện cụ thể như sau:
Thứ nhất đó là xét về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ thì người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự và có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Thứ hai, căn cứ dựa trên kết luận giám định y khoa về mức độ khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của họ.
Thứ ba đó là dựa vào quyết định của Tòa án khi Tòa án tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức và khó khăn trong việc làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vậy một người chỉ được coi là có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khi có quyết định tuyên bố của tòa án dựa trên yêu cầu của người đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan và có kết luận của cơ sở kết luận giám định pháp y.
3. Pháp luật quy định như thế nào về giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi
Như chúng ta đã biết thì giám hộ cho một người nào đó chính là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được người có đầy đủ năng lực hành vi chỉ định trong trường hợp họ sẽ ở trong tình trạng được giám hộ để thực hiện việc giám hộ cho họ theo quy định của pháp luật để có thể thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của họ. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bị hạn chế trong việc thực hiện giao dịch dân sự bởi vì mọi giao dịch của họ đều được thông qua người đại diện hợp pháp của họ được Tòa án chỉ định. Theo quy định tại khoản 4 điều 54 Bộ luật dân sự 2015 thì người được chỉ định làm người đại điện theo pháp luật của người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi bao gồm các trường hơp cụ thể đó là:
1. Trường hợp vợ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi hoặc một người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì trong các trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ theo quy định, tuy nhiên cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định:
– Trong các trường hợp giám hộ cho cá nhân nào đó mà họ có khó khăn trong nhận thức và có khó khăn trong việc làm chủ hành vi của mình thì người giám hộ phải có các điều kiện cụ thể như phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và ngoài ra còn có một điều kiện rất cần thiết đó chính là có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, không thuộc các trường hợp người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
– Đối với việc xác định người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì xét trên tổng thể thì giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc do người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chỉ định người giám hộ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ. Ngoài ra đối với các trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Nếu không, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp không có người giám hộ theo cả hai quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.