Giảng viên hợp đồng thôi việc hưởng chế độ như thế nào? Chế độ thôi việc khi làm việc từ ngày 01/4/2011 đến 30/4/2016.
Giảng viên hợp đồng thôi việc hưởng chế độ như thế nào? Chế độ thôi việc khi làm việc từ ngày 01/4/2011 đến 30/4/2016.
Tóm tắt câu hỏi:
Là Anh A giảng viên hợp đồng không xách định thời hạn: Làm việc ngày 1/4/2011 đến 30/4/2016 (
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
– Luật Viên chức 2010;
– Luật Việc làm 2013;
Từ những thông tin bạn cung cấp thì anh A được xếp vào nhóm viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Vậy nên, việc giải quyết các chế độ cho anh A khi thôi việc sẽ được tiến hành theo quy định của Luật Viên chức 2010 và Nghị định tại
Một cách khái quát nhất, Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định: “1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Cụ thể, Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về việc Giải quyết thôi việc như sau:
“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức.
2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc
a) Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, viên chức sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Điều 45 Luật Viên chức 2010 nếu đủ điều kiện hưởng và chứng minh mình thuộc các trường hợp được giải quyết thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Viên chức 2010, không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Viên chức 2010 và đã thực hiện các thủ tục, trình tự quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật viên chức qua tổng đài: 1900.6568
Về các khoản trợ cấp anh A được hưởng khi thôi việc, theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Viên chức 2010 thì A sẽ nhận được một trong hai chế độ khi thôi việc: trợ cấp thôi việc hoặc bảo hiểm thất nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định:
“
Hợp đồng lao động hoặchợp đồng lao động không xác định thời hạn”
là đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, anh A thuộc đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Mức hưởng trở cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thật nghiệp của 6 tháng liền trước khi thất nghiệp nhưng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của
Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, thời gian làm việc của anh A là từ ngày 1/4/2011 đến 30/4/2016 (5 năm 29 ngày) và đóng bảo hiểm thất nghiệp trong toàn thời gian làm việc thì anh A sẽ đưởng hưởng mức bảo hiểm thất nghiệp tương ứng do cơ quan bảo hiểm chi trả.
Thứ hai, trợ cấp thôi việc. Đây là loại trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả, trong tình huống này là cơ sở giáo dục nơi anh A công tác, để nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động vượt qua khó khăn sau khi thôi việc để ổn định cuộc sống và tìm việc làm mới.
Điều 48 “
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Đối với trường hợp của anh A, mức trợ cấp thôi việc cũng được xác định trên cơ sở các khoản 2,3,4 Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:
“2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."
Như vậy, anh A được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian làm việc nêu trên sẽ không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc.