Đấu thầu là một trong những hoạt động pháp lý quen thuộc, ngày càng được áp dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống. Dưới đây là bài phân tích về làm rõ về việc giảng viên đấu thầu cần phải đảm bảo các điều kiện nào?
Mục lục bài viết
1. Giảng viên đấu thầu cần phải đảm bảo các điều kiện nào?
Điều 108
– Cơ sở đào tạo về đấu thầu chỉ được tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Có phòng học, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu;
+ Có tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo về đấu thầu cơ bản;
+ Có
– Các khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ phải được tổ chức học tập trung, mỗi lớp không quá 150 học viên. Kết thúc khóa học, người đứng đầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu cho các cá nhân đạt yêu cầu.
– Kết thúc mỗi khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo kèm theo danh sách các cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
– Đối với những khóa học mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng vẫn phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung.
Theo quy định tại Điều 109 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu bao gồm:
– Điều kiện 1: Giảng viên đấu thầu phải tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành pháp luật, kỹ thuật, kinh tế.
– Điều kiện 2: Giảng viên đấu thầu phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 06 năm kinh nghiệm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục.
– Điều kiện 3: Muốn trở thành giảng viên đấu thầu, các cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
– Điều kiện 4: Để trở thành giảng viên đấu thầu, cá nhân phải đảm bảo hoàn thành các khóa bồi dưỡng giảng viên về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Theo nội dung phân tích nêu trên, chỉ khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ những điều kiện mà Nhà nước đưa ra, các cá nhân mới có thể trở thành giảng viên đấu thầu. Quy định này giúp hoạt động đấu thầu diễn ra chuẩn chỉnh, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cao nhất.
2. Quy định của pháp luật về việc đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu:
– Cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định về giảng viên đấu thầu sẽ lập hồ sơ đăng ký giảng viên về đấu thầu gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của giảng viên về đấu thầu.
– Giảng viên về đấu thầu được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định sẽ được công nhận là giảng viên về đấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
+ Thứ nhất: Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
+ Thứ hai: Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
+ Thứ ba: Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
– Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
+ Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
+ Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
+ Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
– Theo quy định của pháp luật, Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Điều kiện 1: Cá nhân đó phải đảm bảo tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học. Trường hợp học viên không bảo đảm thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo trong thời gian tối đa là 03 tháng, kể từ ngày đầu tiên của khóa học tham gia trước đó;
+ Điều kiện 2: Cá nhân làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa học được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên;
+ Điều kiện 3: Muốn được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, các cá nhân phải có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Điều kiện 1: Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
+ Điều kiện 2: Tốt nghiệp đại học trở lên;
+ Điều kiện 3: Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Điều kiện 4: Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục hoặc đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ;
– Điều kiện 5: Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
– Theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
– Theo quy định tại Điều 112 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu bao gồm:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo, cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
+ Xây dựng và ban hành chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
+ Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
+ Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề.
+ Ban hành quyết định công nhận cơ sở đào tạo về đấu thầu đối với các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+ Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên; tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu được Chính phủ ban hành 26/06/2014.