Hiện nay, vấn đề giám sát tài chính, đặc biệt là việc giám sát tài chính tại các doanh nghiệp. Vậy, Giám sát tài chính là gì? Giám sát tài chính doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Giám sát tài chính là gì?
1.1. Giám sát tài chính được hiểu như thế nào?
Giám sát tài chính được hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc giám sát các hoạt động của thị trường tài chính trong các lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng.
Hiện nay, các mô hình giám sát hệ thống tài chính được hiểu là cơ cấu hệ thống bao gồm các yếu tố có sự tác động qua lại, liên quan mật thiết và phù hợp với nhau, từ đó có thể duy trì được sự ổn định, triển triển của thị trường tài chính.
Giám sát tài chính có tên tiếng anh là: Financial Monitoring.
1.1. Mục đích giám sát hoạt động tài chính có mục đích sau đây:
Thứ nhất, việc giám sát tài chính thể hiện các mục tiêu của thành viên giám sát đầu tư công vào Công ty, mục tiêu giám sát tài chính, từ đó có thể đánh giá sự hiệu quả cũng như thực hiện được việc công bố thông tin tài chính của công ty:
Một là, việc đặt ra mục tiêu đánh giá, mục tiêu điều chỉnh việc tuân thủ các quy định về quy trình, phạm vi, thẩm quyền, thủ tục cũng như hiệu quả của việc đầu tư vốn Nhà nước và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hai là, mục đích đánh giá nhanh chóng, toàn diện và kịp thời tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc còn tồn tại tại công ty. Từ đó đưa ra các định hướng, kế hoạch, mục tiêu kinh doanh và các nhiệm vụ cần có để nâng cao được hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh và thực tế tình hình cạnh tranh của công ty.
Thứ hai, việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động chính là việc giúp cơ quan chủ sở hữu và nhà nước có thể kịp thời và nhanh chóng phát hiện yếu kém trong doanh nghiệp.
Thứ ba, việc giám sát tài chính giúp kiến nghị và cảnh báo được các biện pháp khắc phục, xử lý và các biện pháp thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của công ty nhà nước theo quy định.
Thứ tư, việc giám sát tài chính giúp tăng cường trách nhiệm của công ty trong việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc sử dụng và quản lý tài sản, vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
1.2. Mô hình giám sát tài chính hiện nay:
Các mô hình giám sát tài chính hiện nay thông thường bao gồm các mô hình giám sát tài chính, cụ thể bao gồm các mô hình sau đây:
Thứ nhất, mô hình giám sát chức năng. Đối với mô hình giám sát chức năng thì được hiểu là mô hình mà sự giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể. Không phụ thuộc vào hình thức pháp lý của các thực thể này.
Thứ hai, mô hình giám sát lưỡng đỉnh. Đối với mô hình này thì quý bạn đọc nên hiểu đơn giản mô hình giám sát lưỡng đỉnh dựa trên các nguyên tắc giám sát theo mục tiêu, có sự phân bổ các chức năng giám sát cho hai cơ quan, cụ thể:
i) Cơ quan tập trung vào điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Thông thường là các hoạt động cụ thể của các tổ chức tài chính trên thị trường từ đó nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng.
ii) Cơ quan có chức năng bảo mật, các cơ quan theo quy định phải chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện sự an toàn của toàn bộ hệ thống tài chính.
Hiện nay, theo ý kiến của các chuyên gia thì mô hình giám sát lưỡng đỉnh được coi là mô hình có ưu điểm nổi bật hơn so với các mô hình khác bởi mô hình lưỡng đỉnh đã có sự tối ưu trong việc đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch, tính toàn vẹn của thị trường.
Thứ ba, Mô hình giám sát hợp nhất
Đối với mô hình giám sát hợp nhất thì thông thường mô hình này sẽ do một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát tất cả thị trường liên quan và giám sát các tổ chức trung gian tới lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
Thứ tư, mô hình giám sát thể chế.
Mô hình giám sát thể chế lựa chọn việc tiếp cận truyền thống theo địa vị pháp lý của tổ chức tài chính từ đó quyết định được cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của tổ chức này.
2. Giám sát tài chính doanh nghiệp là gì?
2.1. Giám sát tài chính doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP thì Giám sát tài chính doanh nghiệp được hiểu là việc theo dõi, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá về tài chính cũng như việc chấp hành chính pháp luật tài chính tại doanh nghiệp.
2.2. Chủ thể giám sát tài chính doanh nghiệp:
Căn cứ theo định tại Điều 8 Nghị định 87/2015/NĐ-CP chủ thể giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước như sau:
Thứ nhất, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và tiến hành việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập, công ty mẹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
– Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính và tiến hành việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập, công ty mẹ do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý;
Thứ hai, Cơ quan tài chính:
– Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập , công ty mẹ do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả giám sát tài chính của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, tổng công ty nhà nước, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế;
– Sở Tài chính các tỉnh, thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2.3. Căn cứ và phương thức thực hiện giám sát tài chính:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, căn cứ thực hiện giám sát tài chính bao gồm các căn cứ sau:
– Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính doanh nghiệp.
– Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
– Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm và năm (05) năm của doanh nghiệp, mục tiêu giám sát trong từng thời kỳ do cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng đối với từng doanh nghiệp.
–
– Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
– Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 87/2015/NĐ-CP phương thức giám sát tài chính doanh nghiệp bao gồm các phương thức sau đây:
– Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát gián tiếp, giám sát trực tiếp, giám sát trong, giám sát sau, giám sát trước, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, từ đó hoàn toàn có thể hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
– Việc thanh tra và kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
3. Hiệu quả thực hiện công tác giám sát tài chính đối với doanh nghiệp quân đội:
Hiện nay, thực tế việc thực hiện công tác giám sát tài chính với doanh nghiệp quân đội ngày càng đem lại nhiều hiệu quả, thông qua một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng và nhiệm vụ trong việc giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp quân đội, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ nào cho cơ quan tài chính tham mưu nhằm mục đích giúp các cấp được phân cấp quản lý doanh nghiệp quân đội có thể tiến hành được việc giám sát tài chính tại các doanh nghiệp trực thuộc từ đó đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra.
– Cục Tài chính-Bộ Quốc phòng theo quy định, cơ quan này có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ thực hiện nội dung giám sát tài chính đồng thời tiến hành việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước do bộ trực tiếp quản lý;
Đồng thời, Cục Tài chính-Bộ Quốc phòng theo quy định có trách nhiệm tiến hành việc thẩm định và tổng hợp kết quả giám sát tài chính cũng như xếp loại doanh nghiệp trong toàn quân và các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của bộ, báo cáo bộ phê duyệt.
Qua nhiều năm áp dụng một cách khoa học, thống nhất, từ đó đảm bảo chất lượng, ngày càng đi vào nề nếp, đem lại nhiều hiệu quả. Hiện nay, hệ thống giám sát tài chính doanh nghiệp được tổ chức đồng bộ từ các đầu mối đơn vị trực thuộc bộ đến Bộ Quốc phòng. Các cơ quan giám sát đã thực hiện được năng lực, kỹ năng thông qua các cán bộ làm công tác giám sát tài chính doanh nghiệp ngày càng chuyên sâu, hình thức và phương thức giám sát tài chính doanh nghiệp được sử dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn như giám sát tài chính trực tiếp, giám sát tài chính trước,…
Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua kết quả giám sát hoàn toàn có thể bao quát được kết quả hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác tổ chức, quản lý và việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp quân đội ngày càng hiệu quả:
Theo thống kê cho thấy, chỉ tính đến năm 2020 kết quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội đã có hiệu quả trong việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp ở mức khá cao so với các doanh nghiệp nước. Cụ thể:
– Tổng giá trị tài sản đạt gần 10%;
– Đối với hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng khá ổn định trong các năm, nộp ngân sách nhà nước tăng gần 5%, từ đó sẽ đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 150.000 lao động với thu nhập bình quân ở mức khá cao so với mặt bằng chung,..
– Công tác quản lý tài chính, tài sản, đất đai, vật tư, tiền vốn, chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật có những chuyển biến tích cực;
– Nhiều doanh nghiệp quân đội đã có thể bảo đảm an toàn về tài chính, các chỉ số khả năng thanh toán ở mức cao, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trong giới hạn quy định.
– Thực tế cho thấy, công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư hoặc thực hiện việc huy động vốn bám sát các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả.
Cồn đối với các tồn tại về tài chính từng bước được khắc phục, tuy nhiên thực tế vấn đề ưu tiên tập trung giải quyết các khoản tồn đọng, xác định rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân gây thất thoát,…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.