Bộ luật dân sự năm 2015 được coi là khung pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ giám hộ, và cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào đó giải quyết tranh chấp về giám hộ. Vậy giám hộ đương nhiên có bắt buộc phải đăng ký hay không?
Mục lục bài viết
1. Giám hộ đương nhiên có phải đăng ký hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giám hộ. Cụ thể như sau:
– Giám hộ là việc các cá nhân và pháp nhân theo quy định của pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cử giám hộ cho một người khác, hoặc được tòa án chỉ định là người giám hộ, hoặc được quy định cụ thể tại Điều 48 của Bộ luật dân sự năm 2015, để thực hiện hoạt động chăm sóc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những đối tượng được xác định là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, hay còn được gọi chung là người được giám hộ;
– Trong trường hợp giám hộ cho những người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, thì bắt buộc cần phải được sự đồng ý của họ nếu họ có năng lực thể hiện nguyện vọng và ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu giám hộ;
– Việc giám hộ sẽ bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên theo quy định mà không đăng ký việc giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền thì vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, việc giám hộ sẽ phải được thực hiện hoạt động đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch, trong đó bao gồm cả người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, đối với người giám hộ đương nhiên nhưng không đăng ký việc giám hộ thì vẫn sẽ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Quy trình đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về quy trình đăng ký giám hộ nói chung và giám hộ đương nhiên nói riêng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, trình tự và thủ tục đăng ký giám hộ sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ thể có nhu cầu thực hiện hoạt động đăng ký giám hộ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Giấy tờ và tài liệu cần phải chuẩn bị để đăng ký giám hộ sẽ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư
– Văn bản cử người giám hộ hoặc giấy tờ chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện giám hộ đương nhiên đối với trường hợp giám hộ đương nhiên;
– Trường hợp có nhiều người cũng đủ điều kiện để làm giám hộ đương nhiên thì sẽ cần phải nộp thêm
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện hoạt động đăng ký giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền;
– Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ sẽ cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ khác có dán ảnh và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan có thẩm quyền cung cấp còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra còn phải xuất trình thêm các loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú để có thể xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ đương nhiên.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc nơi cư trú của người giám hộ thực hiện hoạt động đăng ký giám hộ. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết hồ sơ đăng ký giám hộ. Người tiếp nhận sẽ phải có nghĩa vụ kiểm tra toàn bộ hồ sơ phải xác định tính hợp lệ của tất cả các loại giấy tờ trong hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ xuất trình giấy tờ bản gốc để đối chiếu với các thông tin trong tờ khai của hồ sơ. Nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa giấy tiếp nhận, trong đó cần phải ghi rõ thời điểm và địa điểm trả kết quả, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ ngay lập tức thì sẽ cần phải ra văn bản hướng dẫn, trong văn bản đó cần phải nêu rõ loại giấy tờ và nội dung cần phải bổ sung, ký và ghi rõ họ tên của người tiếp nhận. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, nếu thấy người yêu cầu đăng ký giám hộ đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể trở thành người giám hộ theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì các công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiếp tục ghi vào sổ đăng ký giám hộ phải tiếp tục hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung trích lục trong hồ sơ đăng ký giám hộ, kiểm tra giấy tờ trong sổ đăng ký giám hộ, sau đó cùng người đăng ký giám hộ ký vào sổ đăng ký giám hộ. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
3. Ai được xác định là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của những người được xác định là người chưa thành niên. Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên sẽ được xác định theo thứ tự như sau:
– Anh ruột là anh cả, chị ruột là chị cả xét được xác định là người giám hộ cho người chưa thành niên, nếu anh cả hoặc chị cả đều là người không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể làm giám hộ đương nhiên thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận giữa anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;
– Trong trường hợp không có người giám hộ là anh ruột hoặc chị ruột, thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ được xác định là người giám hộ, hoặc những người này sẽ tự thỏa thuận với nhau để cửa ra một hoặc một số người trong những người đó để trở thành người giám hộ;
– Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên là anh chị ruột, ông bà nội, ông bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột sẽ được xác định là người giám hộ.
Theo đó thì có thể nói, người giám hộ đương nhiên cho những người chưa thành niên sẽ được xác định lần lượt theo thứ tự nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Quyết định 1872/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Thông tư 09/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.