Cá nhân để có thể trở thành chủ tịch công đoàn thì cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn đã được hướng dẫn trong văn bản pháp luật có liên quan. Vậy, Giám đốc công ty có được làm chủ tịch công đoàn không?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc công ty có được làm chủ tịch công đoàn không?
Cá nhân để có thể tham gia vào công đoàn hoặc trở thành chủ tịch công đoàn thì phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã ghi nhận. Hiện nay, theo Mục 5 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn về cán bộ công đoàn, cụ thể là cá nhân trở thành quản lý cán bộ công đoàn:
+ Các cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách do tổ chức công đoàn ra quyết định công nhận (theo phân cấp đối với từng cấp công đoàn);
+ Cán bộ công đoàn chuyên trách được chi trả tiền lương từ nguồn tài chính công đoàn, nguồn tiền này được công đoàn trực tiếp quản lý, bên cạnh đó thực hiện chính sách cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Trong hướng dẫn này cũng đã khẳng định rằng: Cá nhân là cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn và cán bộ công đoàn không chuyên trách thì việc quản lý và thực hiện chính sách cán bộ do tổ chức công đoàn và đơn vị, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện theo nguyên tắc: Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trả lương, nâng ngạch, bậc lương và các chế độ, chính sách quản lý cán bộ theo quy định chung của đơn vị, doanh nghiệp. Để giám sát, quản lý được hoạt động công đoàn thì trách nhiệm của công đoàn cấp trên sẽ thực hiện hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ và nội dung hoạt động công đoàn; giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Đặc biệt, đối với cá nhân có người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người đại diện chủ doanh nghiệp hoặc người được quyền ký
Với quy định nêu trên thì cá nhân đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người đại diện chủ doanh nghiệp, bao gồm người đang là giám đốc thì pháp luật không cho phép người này được kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở cùng với đó là người đại diện theo theo pháp luật.
2. Quy định về điều kiện để trở thành chủ tịch công đoàn:
– Liên quan đến tiêu chuẩn chung áp dụng với cá nhân:
+ Đảm nhiệm được vị trí chủ tịch công đoàn thì cá nhân phải trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng tối ưu được năng lực của bản thân, có thể kể đến bản lĩnh chính trị vững vàng, được xác định là người có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn; Bên cạnh đó, cá nhân rèn luyện tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; Đồng thời, không ngừng nâng cao tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động;
+ Liên quan đến yếu tố về thể chất thì không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm cá nhân này cũng phải sở hữu sức khỏe ổn định để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; luôn cố gắng, phấn đấu và có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng.
– Cần chú ý đến các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể:
+ Cá nhân để thực hiện tốt được công việc của mình khi giữ vị trí là chủ tịch công đoàn không phụ thuộc vào việc được người được giới thiệu, ứng cử, đề cử ban chấp hành CĐCS lần đầu thì phải còn thời gian công tác đủ một nhiệm kỳ đại hội công đoàn;
+ Đối với Ủy viên ban chấp hành CĐCS tái cử phải còn đủ thời gian công tác ít nhất phải đủ một nửa (1/2) nhiệm kỳ đại hội công đoàn. Nếu trong trường hợp thời gian công tác không còn đủ 1/2 nhiệm kỳ thì sẽ được giải quyết thông qua hoạt động xem xét thêm, sẽ do công đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định. Liên quan đến yếu tố về độ tuổi thì trường hợp là chủ tịch CĐCS đương nhiệm, nếu không đủ tuổi tái cử chức danh chủ tịch CĐCS, do công đoàn cấp trên xin ý kiến cấp ủy đồng cấp (nếu có) quyết định;
– Đối tượng cán bộ công đoàn trên thực tế được chia thành hai đối tượng khác nhau đó là cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bọ công đoàn không chuyên trách. Đối với CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ áp dụng các điều kiện nêu trên đối với cán bộ công đoàn chuyên trách; cán bộ công đoàn không chuyên trách thì căn cứ vào ý kiến giới thiệu tín nhiệm của đoàn viên từ dưới lên theo quy trình giới thiệu nhân sự nêu tại Mục II.3 của Hướng dẫn này’
Như đã biết, hoàn toàn có thể tiến hành giới thiệu, ứng cử, đề cử bầu ban chấp hành và chức danh chủ tịch CĐCS nên có thể ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử bầu ban chấp hành và chức danh chủ tịch CĐCS một số trường hợp sau:
+ Đối với nhân sự bầu ủy viên ban chấp hành: Có sự ưu tiên rõ rệt với trường hợp giới thiệu, ứng cử, đề cử đoàn viên có thời gian tham gia công đoàn liên tục từ một năm trở lên, đóng đoàn phí đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn chung và có trình độ chuyên môn hoặc trình độ tay nghề cao, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Còn trong trường hợp nhân sự bầu chức danh chủ tịch: ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử đoàn viên là cán bộ công đoàn (từ tổ phó trở lên) đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành nêu trên, pahir đảm bảo yêu tố về thời gian làm cán bộ công đoàn đó là có thời gian làm cán bộ công đoàn từ 3 năm trở lên hoặc là người có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc trong hoạt động công đoàn;
+ Hơn nữa, trường hợp CĐCS mới thành lập, ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử những đoàn viên công đoàn tham gia ban vận động thành lập CĐCS hoặc các cá nhân đang là ủy viên ban chấp hành lâm thời đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên cũng sẽ được ưu tiên hơn so với các cá nhân khác.
3. Quy trình bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Mục III Hướng dẫn 28/HĐ-TLĐ năm 2021 quy định về hực hiện công tác nhân sự và bầu cử ban chấp hành trước sau đó thực hiện công tác nhân sự và bầu cử chức danh chủ tịch như sau:
Bước 1. Đoàn chủ tịch đại hội thông qua đề án nhân sự ban chấp hành và chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở;
Bước 2. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành CĐCS nhiệm kỳ mới và biểu quyết thông qua Đề án nhân sự trình Đại hội;
Bước 3. Giới thiệu nhân sự và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử bầu ban chấp hành;
– Đoàn chủ tịch đại hội điều hành sẽ thực hiện hoạt động giới thiệu nhân sự bầu ban chấp hành gồm:
+ Tiến hành việc báo cáo quá trình chuẩn bị nhân sự bầu ban chấp hành của Ban chấp hành đương nhiệm; cũng như thực hiện giới thiệu nhân sự bầu cử ban chấp hành;
+ Trực tiếp tham gia vào ứng cử, đề cử ủy viên ban chấp hành. Người ứng cử và đề cử tại đại hội phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Mục 8.1, 8.2 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ và Hướng dẫn này;
– Đặc biệt, đoàn chủ tịch đại hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách bầu cử ban chấp hành;
Bước 4. Giới thiệu nhân sự và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở tại đại hội.
– Khi bước đến giai đoạn này thì sau khi có kết quả bầu cử ban chấp hành, nếu nhân sự được đoàn viên giới thiệu ở quy trình giới thiệu nhân sự trước đại hội không trúng cử ban chấp hành thì đoàn chủ tịch đại hội xin ý kiến đại hội đề cử nhân sự mới hoặc giao ban chấp hành khoá mới bầu theo quy định của Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ;
– Đối với trường hợp nhân sự được đoàn viên giới thiệu ở quy trình giới thiệu nhân sự trước đại hội trúng cử ban chấp hành thì đoàn chủ tịch đại hội điều hành giới thiệu nhân sự bầu chức danh chủ tịch CĐCS tại đại hội gồm:
+ Thực hiện việc báo cáo quá trình chuẩn bị nhân sự bầu chức danh chủ tịch tại đại hội của ban chấp hành khoá đương nhiệm;
+ Đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu nhân sự do ban chấp hành khoá đương nhiệm chuẩn bị trước đại hội vừa trúng cử ban chấp hành để bầu chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở;
+ Thực hiện ứng cử, đề cử chức danh chủ tịch. Người ứng cử và đề cử tại đại hội phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Mục 8.1, 8.2 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ và Hướng dẫn này;
+ Có các hoạt động để biểu quyết thông qua danh sách bầu cử chức danh chủ tịch.
Bước 5. Công tác bầu cử:
Người trúng cử chức danh chủ tịch CĐCS tại đại hội là triệu tập viên hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất và đương nhiên là ủy viên ban thường vụ (nếu có);
Việc bầu ban thường vụ, chức danh phó chủ tịch, Ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra (nếu có) thực hiện tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành CĐCS theo quy định tại Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ .
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành;
– Hướng dẫn 28/HĐ-TLĐ năm 2021 về Quy trình giới thiệu nhân sự và bầu cử ban chấp hành, chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở tại đại hội do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.