Rượu etylic (C,H,OH) còn gọi là etanol, là chế phẩm được sản xuất bằng sự lên men và chưng cất từ nhiều nguyên liệu khác nhau như gạo, khoai, sắn, hoa quả, mía, đường. Rượu không màu, mùi đặc trưng, vị cay, dễ dùng để uống trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về độc học y pháp:
Từ lâu loài người đã biết bệnh tật, biết tìm phương cứu chữa bằng cây cỏ, hoa lá và các vật liệu khác trong thiên nhiên, qua đó loài người cũng nhận biết được trong chúng có nhiều loại động thực vật, khoáng vật gây độc, độc chết người và người ta cũng đã biết những cách nhận xét thô sơ như nếu có nhân ngôn thì bạc có màu trắng chuyển sang xám đen. Xã hội phát triển khoa học kỹ thuật và ngành công nghiệp cũng phát triển, con người ngày càng tiếp xúc nhiều với các chất độc từ đơn giản đến phức tạp và độc chất học cũng đồng hành phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các chất độc từ những chất độc thô sơ có trong cỏ cây, khoáng sản đến các chất độc tổng hợp có hàng ngàn chủng loại khác nhau. Người ta cũng đã sử dụng chất độc hoá học làm vũ khí chiến tranh, phát xít Đức đã chế tạo, sử dụng bom hoá học trong đại chiến thứ II; đế quốc Mỹ cũng đã sử dụng chất độc hoá học màu da cam (Dioxin) trong chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta làm cho hàng triệu người chết và bị nhiễm độc, để lại những hậu quả rất nặng nề cho môi sinh, sức khỏe của con người.
Ngày nay trong nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, để bảo vệ vật nuôi cây trồng, việc diệt trừ sâu bọ, vi khuẩn gây bệnh v.v… là điều rất cần thiết, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng tạo ra các vụ ngộ độc ngẫu nhiên, vô tình hay hữu ý khiến nhiều nạn nhân phải vào bệnh viện cấp cứu qua khỏi hoặc tử vong. Đến nay, nhờ vào sự phát triển của ngành sinh lý học, sinh lý bệnh học và ngành hoá học, công tác chẩn đoán, phát hiện dự phòng, điều trị ngày càng được hoàn thiện. Những thành tựu khoa học về độc học, những biện pháp kỹ thuật hiện đại như sắc ký khí, sắc ký hấp phụ nguyên tử v,v… phát hiện ngày càng nhanh nhạy, chính xác, các thuốc chống độc xuất hiện ngày càng nhiều; ở bệnh viện các thầy thuốc điều trị tốt cho những người bị ngộ độc; nhờ đó đã góp phần đẩy lùi sự đe doạ cái chết của chất độc đối với sinh mạng của nhiều nạn nhân.
Trong ngộ độc hữu ý, phổ biến nhất là tự tử; sau đó là dùng chất độc để giết hại lẫn nhau, gây nên án mạng. trong y văn cổ, vụ án đầu độc Privilier năm 1680 do nhà hoá học Guy Simon đã tả về Anhydrit aseniơ hoàn toàn bằng các hình thù bên ngoài, lầm lẫn với thuỷ ngân II clorur và kết luận một cách đơn giản, đó là một thứ thuốc kinh khủng, không nếm được, gây chết người; mãi đến năm 1836 Marsh ở nước Anh là người đã đề nghị phương pháp tìm axen. Đáng lưu ý hơn cả là đầu năm 1841 ở Paris, Luân Đôn, Viên, Roma, Sanh-pê-tec-bua và Niu-y-ooc dư luận xôn xao về vụ án Ma-xi-la Phac-giơ một phụ nữ 24 tuổi người Pháp đầu độc chồng là Sac-lơ, cũng là lần đầu tiên một khoa học mới “Khoa học chất độc” ra đời và cũng là lần đầu tiên hàng triệu người mới biết đã có các bác sĩ Y Pháp và các nhà hoá học chuyên nghiên cứu tìm chất độc trong cơ thể tử thi phục vụ điều tra, xét xử. Đó là một trong các nội dung rất quan trọng của công tác giám định Y Pháp, thường được gọi là giám định hoá pháp, giám định độc chất.
Độc học Y pháp là một chuyên khoa sâu của ngành Dược vận dụng các kiến thức về hoá học, kiểm nghiệm tìm ra chất độc gây nên tử vong, hoặc đã được dùng đầu độc, tự sát và trên cơ sở đó đưa ra kết luận những chất độc tìm thấy gây nên tử vong hay không? Giám định độc chất phục vụ tố tụng do cơ quan điều tra trưng cầu theo yêu cầu của giám định viên Y pháp khi thấy cần thiết phải tìm chất độc để bổ sung cho kết luận của họ. Trong đời thường cũng như trong điều tra xét xử có rất nhiều chất độc khác nhau tồn tại. Ở đây chỉ đề cập đến những loại chất độc thường gặp.
2. Ngộ độc rượu Etylic (Say rượu):
2.1. Định nghĩa ngộ độc rượu:
Có nhiều loại rượu với nồng độ khác nhau như rượu vang 10 – 15°; rượu mùi 35° – 40; rượu lúa mới 40°, rượu Vodka 40, rượu Whisky 42.v.v… hoặc pha chế với các loại dược liệu dưới dạng rượu thuốc để chữa bệnh và nâng cao thể trạng (thuốc bổ). Tuy nhiên đứng trước một hành vi phạm pháp bị can có uống rượu, thì vấn đề rượu lại quan hệ đến pháp luật, do đó một số câu hỏi được đặt ra: Trong hành vi phạm tội có uống rượu không?; có say rượu không; nạn nhân trước lúc chết có uống rượu không?; người gây tai nạn có uống rượu không?. Rượu vào cơ thể chủ yếu là đường tiêu hoá dưới hình thức uống rượu. Nó được hấp thụ rất nhanh 20% qua niêm mạc dạ dày, 80% ở tá tràng, ruột non vào máu và dịch tổ chức. Trên 90% rượu được tới gan, tại đây nó được chuyển hoá thành CO, và H,O, phần còn lại lan tỏa đến các nơi khác. Tốc độ lan tỏa của rượu trước hết phụ thuộc vào độ đậm đặc (nồng độ) của nó, dạ dày không có thức ăn rượu ngấm vào cơ thể nhanh hơn dạ dày có chứa thức ăn, thức ăn có nhiều dầu mỡ. Rượu được loại trừ khỏi cơ thể bằng đường thận qua nước tiểu, bằng đường da qua mồ hôi và bằng đường phổi (hô hấp) qua hơi thở.
Rượu thường cháy, hoà tan trong nước không giới hạn. Dù uống rượu nhiều hay ít, sau 24 giờ rượu bị loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể, trừ khi uống một số lượng lớn say và chết ngay.
2.2. Triệu chứng ngộ độc rượu:
2.2.1. Ngộ độc rượu cấp:
Người say rượu khởi đầu có thể biểu hiện một trong hai trạng thái:
– Trạng thái hưng phấn: sau khi uống rượu vào cơ thể người say nói nhiều, nói luyên thuyên, có người trở nên hung dữ, không làm chủ được hành vi, lời nói, đi loạng choạng, khả năng quan sát giảm sút, có khi nôn mửa. Trạng thái ngộ độc rượu hưng phấn dễ gây án mạng hoặc dễ bị tai nạn.
– Trạng thái ức chế: người say rượu lờ đờ, buồn ngủ, ít nói, cũng đi loạng choạng, đôi khi nôn mửa và ngủ sâu.
Ở hai dạng ngộ độc này, mặt người say có thể đỏ hoặc tái, cuối cùng người say rượu ngủ thiếp đi nhiều giờ mới dậy, mệt mỏi, nhức đầu, nôn khan, có khi nhiệt độ giảm hôn mê, phù phổi cấp rồi chết, nếu không chết có khi bị liệt mặt, viêm phổi.
2.2.2. Ngộ độc mãn tính:
Thường gặp ở người nghiện rượu lâu ngày, có trạng thái thần kinh hưng phấn hoặc ức chế. Họ thường bị viêm dạ dày mạn, có thể bị xơ gan, viêm cơ tim mạn, suy tim, nhiễm độc thần kinh gây run tay, hoặc tâm thần lẩn thẩn.
2.3. Giám định y pháp ngộ độc rượu:
Không có hình ảnh tổn thương mô bệnh học đại thể và vi thể đặc hiệu đối với cơ thể người ngộ độc rượu. Bởi vậy phải tổng hợp, phân tích tất cả các giữ liệu về triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, chủ yếu là xác định nồng độ rượu (định lượng) có trong cơ thể nạn nhân và kết hợp với hoàn cảnh lúc xảy ra vụ việc.
* Người sống:
- Khai thác các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc rượu.
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng xác định có rượu và hàm lượng rượu có trong máu người say rượu.
* Người chết:
Khai thác các nhân chứng về các triệu chứng lâm sàng trước khi chết. Khám nghiệm tử thi bên ngoài và mổ tử thi theo đúng quy trình giám định Y pháp, tìm các dấu vết thương tích, các tổn thương do làng chấn thương hoặc bệnh lý. Khi mổ tử thi có thể thấy mùi rượu xông Khi là lên ở những trường hợp uống rượu quá nhiều. Các phủ tạng đều ứ máu đỏ rực, dạ dày vẫn chứa thức ăn lẫn rượu chưa tiêu hoá hoặc không có thức ăn. niêm mạc dạ dày xung huyết kèm theo có các đám hoặc chấm chảy máu đỏ. Phổi cũng xung huyết mạnh, đôi khi thấy phù phổi cấp, não xung huyết, có khi gặp chảy máu não.
* Lấy vật phẩm tìm rượu:
– Định tính:
Đối với người sống, dùng máy xác định rượu, máy có lắp bộ thị tần ánh sáng 3 màu, người nghi say rượu thở vào máy 10 phút, màu sắc của bộ thị tần thay đổi:
- Ánh sáng xanh: có rượu, lượng trong máu không nhiều
- Ánh sáng vàng: hàm lượng rượu quá mức cho phép
- Ánh sáng đỏ; hàm lượng rượu quá cao.
Máy xác định rượu của Nhật sản xuất 1979 thường dùng để kiểm tra người lái xe uống rượu không? nhất là khi gây tai nạn hoặc khi người uống rượu gây án.
– Định lượng:
Đối với người sống lấy 5 – 10 ml máu tĩnh mạch, đối với tử thi cũng lấy 5 – 10 ml máu ở tim, mạch máu lớn hoặc dịch não tuỷ bảo quản trong ống thuỷ tinh nút kín, hay lấy 500gam các phủ tạng bảo quản trong lọ sạch gửi xét nghiệm định lượng rượu trong cơ thể (không lấy thức ăn trong dạ dày để tìm rượu, vì bản thân thức ăn cũng lên men rượu kết quả xét nghiệm sẽ sai lệch).
* Đánh giá rượu trong cơ thể:
Đánh giá lượng rượu có trong máu còn nhiều quan điểm khác nhau, mặc dầu vấn đề này đã được đề cập đến từ lâu. Vào năm 1872 tại nước Anh người ta đã quy định phạt những người say rượu bằng hình thức lao động cực nhọc. Từ năm 1925 đến nay nhiều nước đã có luật giao thông, trong đó có điều khoản phạt người tham gia giao thông say rượu. Nhưng mãi đến năm 1954 các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu hàm lượng rượu ở những người say rượu. Năm 1960 nước Anh đã công bố tài liệu về rượu và đi cai nước. Năm toàn nước 1 an toàn giao thông, quy định nồng độ rượu trong máu, trong nước tiểu ở mức tối đa cho phép 0.08%, Mỹ 0.1% Phần Lan, Tiệp, Đức 0.3% trong 100 ml máu. Luật an toàn giao thông của Việt Nam nghiêm cấm người điều khiển xe trên đường có nồng độ rượu trong máu quá 0.8 (mg/100 ml máu) hoặc 40 mg/lít khí thở và các chất kích thích khác. Người ta còn nhận xét và đánh giá 0.05%% rượu trong máu không có biểu hiện say; 1 – 1.5%% có biểu hiện say; 2 – 2.5%% say bất tỉnh; 2.5 – 4% ngộ độc nặng và quá 4%% là tử vong do rượu bởi liệt hành tuỷ, suy hô hấp.
Người ta đã ước tính được tổng lượng rượu có trong cơ thể nhờ Widmark xác định được yếu tố R = 0.68 đối với nam giới và 0.55 đối với nữ giới bằng cách nhân toàn bộ nồng độ rượu trong máu với yếu tố R và trọng lượng của cơ thể tính bằng kilogam. Như vậy xác định được nồng độ rượu trong máu cũng là xác định được nồng độ rượu trong cơ thể và xác định được tình trạng ngộ độc của người uống rượu.