Tìm hiểu về giám định di chúc? Giám định chữ ký di chúc trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký?
Hiện nay, di chúc không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Thực chất thì giám định di chúc là một hình thức giám định tư pháp và đang trở nên rất phổ biến. Việc thực hiện giám định có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người. Để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể liên quan thì việc giám định tư pháp là rất cần thiết. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu giám định di chúc, giám định chữ ký trong di chúc như thế nào?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về giám định di chúc:
Theo quy định của pháp luật, ta hiểu di chúc là một văn bản, thể hiện ý chí, ý nguyện của người có tài sản, để lại tài sản của mình cho một hay nhiều cá nhân, tổ chức nào đó. Di chúc phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc qua đời.
Về nguyên tắc, bản di chúc phải bảo đảm những nguyên tắc cơ quan sau đây: Do chính người có tài sản lập, trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tự nguyện (không bị ai ép buộc). Ngoài ra, về hình thức phải rõ ràng, không bị tẩy sửa, có chữ ký hay dấu lăn tay của người lập di chúc, nội dung di chúc không được trái với qui định của pháp luật…
Để chứng minh một tờ di chúc là giả mạo hay “không có giá trị”, người ta thường tìm ra một trong những “kẽ hở” liên quan đến những vấn đề như tôi nói ở trên. Chẳng hạn như chứng minh tại thời điểm lập di chúc, người viết di chúc không còn minh mẫn; câu chữ trong tờ di chúc mâu thuẫn, khó hiểu, bị sửa chữa, bôi xóa; chữ ký trong tờ di chúc không phải là chữ ký của người lập di chúc.
Chứng minh các vấn đề trên, có nhiều nội dung không nhất thiết phải cần giám định. Thông thường, đối với di chúc thì người ta chỉ giám định chữ ký hay dấu vân tay mà thôi. Còn chữ viết thì không mang ý nghĩa quan trọng, vì người lập di chúc có thể nhờ người khác viết hộ
Còn việc giám định sẽ được thực hiện ở giai đoạn vụ việc đã đưa ra tòa án. Khi đó, bên phản bác giá trị của bản di chúc sẽ phải làm Đơn yêu cầu giám định gửi cho Tòa án. Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định – chẳng hạn là đối với chữ ký trên tờ di chúc. Thông thường, cơ quan giám định là cơ quan thuộc Bộ công an, của Nhà nước.
Ta nhận thấy, hoạt động giám định tư pháp nói chung và giám định di chúc nói chung góp phần quan trọng giúp bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà các công dân đó tham gia.
2. Giám định chữ ký di chúc trong trường hợp nào?
Việc giám định chữ ký trong di chúc là một thủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để nhằm mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và
– Việc giám định chữ ký trong di chúc được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
– Việc giám định chữ ký trong di chúc được thực hiện khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.
Quyền yêu cầu giám định chữ ký trong di chúc sẽ chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký:
Theo Chương V Luật Giám định tư pháp năm 2012, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký cụ thể như sau:
– Bước 1: Chủ thể là người yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm phải gửi văn bản yêu cầu giám định:
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp sẽ cần phải được gửi kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và các bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự ở trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của các đương sự đến cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám định.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung cụ thể sau đây:
+ Nội dung về tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
+ Nội dung yêu cầu giám định.
+ Nội dung về tên và đặc điểm của đối tượng giám định.
+ Nội dung về tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
+ Nội dung về ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
+ Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
– Bước 2: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tới những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định sẽ cần phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận cần phải có nội dung sau đây:
– Biên bản giao, nhận cần phải có thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định.
– Biên bản giao, nhận cần phải có họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
– Biên bản giao, nhận cần phải có quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan.
– Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
– Biên bản giao, nhận cần phải có thông tin về tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận.
– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Việc các chủ thể gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính sẽ cần phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Các cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu thì sẽ có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong thì cần phải lập biên bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ thể là người thực hiện giám định tư pháp sẽ có trách nhiệm cần phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ đối với quá trình thực hiện vụ việc giám định. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ cần nêu rõ tình trạng đối tượng được gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan được gửi kèm theo làm căn cứ để nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám định thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và sẽ cần phải có chữ ký của chủ thể là người giám định tư pháp. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp sẽ cần phải được lưu trong hồ sơ giám định.
Kết luận giám định tư pháp sẽ phải bằng văn bản.
Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp sẽ cần phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của chủ thể là người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử chủ thể là người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp sẽ cần phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của chủ thể là người giám định tư pháp và cũng sẽ cần phải có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
Đối với trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của các chủ thể là người giám định, người đứng đầu tổ chức sẽ còn có trách nhiệm phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp sẽ cần phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Trong trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì chủ thể là người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.
– Bước 3: Người yêu cầu giám định nhận kết quả giám định:
Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, các chủ thể là những cá nhân, tổ chức thực hiện giám định theo quy định sẽ có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho các chủ thể là những người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ thể là người trưng cầu, yêu cầu giám định sẽ có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành sẽ được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, việc giao nhận lại đối tượng giám định phải được lập thành biên bản.