Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài? Làm thế nào để giải thể chi nhánh công ty, đóng cửa chi nhánh, chấm dứt hoạt động của chi nhánh?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giải thể chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đang đạt được hiệu quả tốt, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và số vốn đầu tư cũng lớn dần. Không những thế ngoài trụ sở chính, các công ty nước ngoài còn có thể đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động một số chi nhánh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh hoặc vì một số nguyên nhân dẫn đến phải giải thể, xóa bỏ. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý mới nhất về trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài để các bạn tham khảo và nắm rõ.
Thứ nhất, các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại khoản Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014 chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài được chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
– Một là, doanh nghiệp, công ty ra quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Chủ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Luật doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận, doanh nghiệp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài mang tính tự chủ, tự nguyện, không bị ép buộc. Có thể vì những lý do khác nhau như không đảm bảo lợi nhuận, mâu thuẫn nội bộ, hoạt động kinh doanh của chi nhánh không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu, doanh nghiệp không đủ khả năng duy trì hoạt động của chi nhánh hoặc doanh nghiệp giải thê, phá sản dẫn đến chấm dứt hoạt động của chi nhánh… và nhiều yếu tố khác mà không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh.
– Hai là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi chi nhánh ngừng hoạt động từ 01 năm trở lên mà không thông báo ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; có quyết định của Tòa án; hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh là giả mạo, trái quy định của pháp luật; hoạt động của chi nhánh không phù hợp với quy định của pháp luật; doanh nghiệp bị thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thứ hai, hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Được quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014 và khoản 1 Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng theo mẫu được quy định tại Phụ lục II-16 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT;
– Quyết định của doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, bản chính;
– Các tài liệu về các khoản nợ bao gồm: Danh sách chủ nợ và các số nợ chưa thanh toán bao gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của ngườ lao động của chi nhánh;
– Giấy xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu chi nhánh đã thực hiện xong các nghĩa vụ này;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động làm việc tại chi nhánh;
– Nếu chi nhánh có con dấu thì phải gửi kèm con dấu và xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu trong hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Thứ ba, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh.
– Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
– Cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp từ tình trạng đang hoạt động sang tình trạng chấm dứt hoạt động trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Trường hợp chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rơi vào trường hợp bị chấm dứt hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được giải trình lý do ngừng hoạt động của chi nhánh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Nếu sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn giải trình mà doanh nghiệp, người được yêu cầu không đến để giải trình thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Như vậy thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá đơn giản và nhanh gọn.
Các lưu ý về chấm dứt hoạt động chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người đứng đầu chi nhánh bị chấm dứt hoạt động phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh.
– Doanh nghiệp nào có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động phải chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ còn lại, tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật về lao động.
TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Mục lục bài viết
1. Giải thể chi nhánh được thực hiện như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi việc giải thể chi nhánh được thực hiện như thế nào? Mong Quý Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chi nhánh được giải thể theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về giải thể chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
đ) Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp;
e) Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng;
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể chi nhánh.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký kinh đoanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền thông báo với cơ quan thuế và cơ quan công an về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.
Luật sư
2. Vấn đề chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp có quy định về vấn đề chấm dứt sự hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Tức là khi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh muốn chấm dứt sự hoạt động của mình thì cần phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh.
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo Thông báo phải có:
Thứ nhất, quyết định của Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty CP, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
Thứ hai, giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
Thứ ba, giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, xóa tên các địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh và thu lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đối với trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; xóa địa điểm kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh đối với trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi : Công ty TNHH luật Dương Gia Có một vấn đề tôi đang băn khoăn và muốn nhờ luật sư giải đáp giúp. Tôi có Công ty TNHH…. ĐKKD tại địa chỉ : Số 165 Trung Hành – HP Sau khi thành lập công ty, tôi có ký 1 HĐ thuê khai thác khách sạn tại 1 địa điểm khác. Tại địa điểm này tôi đã có ĐKKD phụ. Cuối năm nay tôi muốn dừng địa điểm kinh doanh phụ (Khách sạn). Vậy luật sư cho tôi hỏi, trước khi làm thủ tục dừng KD tại địa điểm KD phụ này, tôi có phải làm thanh lý hợp đồng thuê KS đang khai thác không. và thủ tục cần những giấy tờ gì. Trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự hồi đáp.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 206 Luật doanh nghiệp 2014 về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:
“1. Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp, trong đó quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
… “
Như vậy, theo quy định trên, bạn đang là chủ sở hữu của một công ty TNHH, nếu bạn muốn chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh phụ thì bạn phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như quy định trên tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi có địa điểm kinh doanh đó. Cơ quan này sẽ có thẩm quyền xem xét hồ sơ để tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đó của công ty bạn. Về việc có phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng với khách sạn mà bạn đang thuê làm địa điểm kinh doanh hay không thì Điều 206 trên có quy định rõ:
“4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi không còn thực hiện kinh doanh tại địa điểm đó nữa thì bạn phải thực hiện chấm dứt hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, thuế, các nghĩa vụ khác phát sinh từ hoạt động của địa điểm kinh doanh này.
4. Quy định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện văn phòng em đang làm thủ tục đóng cửa. Bên em đã nhận được thông báo đóng mã số thuế của Cơ quan thuế và hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Luật sư có thể tư vấn giúp em các thủ tục tiếp theo bên em cần làm là gì không ạ. Văn phòng em là văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam (Tổ chức Alantics Philanthropies). Em xin cảm ơn Luật sư ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 206 Luật doanh nghiệp 2014 về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Có thể thấy, nếu bạn muốn làm thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, sau đó nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện, cơ quan này sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Căn cứ quy định tại Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“1. Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp, trong đó quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong trường hợp này, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến giải trình thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
… “.