Anh trai tôi đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản cách đây 16 năm, nay anh tôi mở cửa hàng thịt chó. Có hai thanh niên mang chó đến bán thì cơ quan công an bắt giữ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! sau đây tôi xin dựng lại tình huống kính mong luật sư tư vấn và cho tôi xin hướng giải quyết. Rạng sáng ngày 25/4/2015, có 2 đối tượng trộm chó đã mang 1 con chó 20kg trị giá 1,3 triệu đồng đến nhà anh trai tôi để bán. Do là người địa phương nên có quen biết, khoảng hơn 4 giờ sáng tên trộm chó đó gọi điện cho anh trai tôi là nhà có con chó ốm muốn bán và bảo mang lên.
Khoảng gần 5 giờ mang lên đến nơi rồi thả chó vào chuồng nhưng anh trai tôi chưa trả tiền bảo là để xem chó ốm có bán được không rồi mới trả. Khi đó lực lượng công an ập vào vây bắt thì anh trai tôi mới biết đó là chó ăn trộm. Lực lượng công an bắt tạm giam 2 tên trộm chó luôn. Một thời gian sau họ viết giấy triệu tập anh trai tôi lên làm việc rồi sau đó trả về, mấy ngày tiếp theo họ lại triệu tập lần 2 nhưng họ cũng thả về.
Nhưng đến lần triệu tập thứ 3 khi lên đến nơi họ bắt tạm giam. Anh trai tôi 16 năm trước đã bị án hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tôi muốn hỏi luật sư là việc anh trai tôi đã từng có án như vậy có liên quan đến việc này không? Trước đây thanh niên còn ít tuổi nên bị mắc án như vậy. Bây giờ gia đình anh trai tôi làm ăn buôn bán thịt chó, thịt mèo…có biển mua bán, có giấy phép đăng kí kinh doanh chó mèo và được nhà nước cấp phép cho hành nghề.
Vậy tôi kính mong luật sư tư vấn giúp tôi xem việc bắt tạm giam như vậy có đúng không? Liệu anh trai tôi có thể được tại ngoại trước khi xử án không? Và nếu bị xử phạt thì anh trai tôi bị phạt thế nào? Tôi rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin như bạn cung cấp thì rõ ràng anh trai của bạn ngay tình trong vụ án trộm cắp tài sản này. Nhưng nếu như cơ quan điều tra phát hiện ra anh trai bạn có hành vi cấu kết với hai người này để thực hiện hành vi trộm chó thì anh trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cách đây 16 năm, anh trai bạn đã bị án hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu anh trai bạn đã được xóa án tích thì anh trai bạn được coi như chưa phạm tội, và không ảnh hưởng gì đến vụ án trộm chó lần này.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tạm giữ, tạm giam như sau:
Điều 87. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng anh trai của bạn phạm tội và có khả năng sẽ bỏ trốn thì
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong thời gian chờ xử án, gia đình bạn có thể bảo lĩnh cho anh trai bạn được về nhà, theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự.
“Điều 92. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.”
Anh trai của bạn rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 138 Bộ luật hình sự, mức phạt có thể đến 3 năm tù giam.