Giải quyết trường hợp vay nợ nhưng không có khả năng trả. Khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tiền.
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 17/10/2016, Anh H hợp đồng cho anh K vay 200 triệu đồng. Thời hạn vay là 1 năm. Lãi suất 1%/tháng. Anh K đã trả được 100 triệu nợ gốc và 5 tháng tiền lãi. Sau đó không trả nữa. Anh H liên tục yêu cầu anh K trả nhưng vẫn không trả. Ngày 2/12/2017. Anh H kiện. Giải quyết tranh chấp trên.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Ngày 17/10/2016, Anh H hợp đồng cho anh K vay 200 triệu đồng trong thời hạn 1 năm, như vậy giữa anh H và anh K đã xác lập một hợp đồng vay tài sản. Điều 463
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, anh K vay tiền của anh H thì anh K có nghĩa vụ trả tiền cho anh H khi đến hạn trả theo đúng số tiền quy định, bao gồm cả gốc và lãi theo thỏa thuận. Anh K đã trả được 100 triệu đồng nợ gốc và 5 tháng tiền lãi trong thời. Do đó anh K còn phải trả 100 triệu đồng nợ gốc và 7 tháng tiền lãi còn lại, tương đương với: 100.000.000 + 1% x 200.000.000 x 7 = 114.000.000 (đồng). Tuy nhiên đã quá hạn 1 tháng rưỡi (khoảng 45 ngày) mà anh K vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh H, dù anh H đã liên tục yêu cầu nhưng anh K vẫn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó anh K đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1, Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2, Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3, Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4, Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5, Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đây là quan hệ vay tiền có lãi nên khi đến hạn trả lãi hàng tháng mà bên vay – anh K không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay – anh H còn phải thực hiện việc trả lãi theo quy định gồm:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
– Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận trong giấy vay tiền.
– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời gian chậm trả.
Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh H hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện anh K ra Tòa án để yêu cầu anh K thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo nội dung đã thỏa thuận trong giấy vay tiền, và yêu cầu khoản tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm :
– Đơn khởi kiện.
– Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.(cả 2 giấy nợ bạn có )
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;
– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động,
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)
Ngoài ra, trong trường hợp anh K cố tình không trả, hoặc có những hành vi nhằm chiếm đoạt luôn số tiền đã vay bằng những hành vi như bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cắt đứt mọi liên lạc, chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm trả nợ. Trong trường hợp này, anh H có thể thực hiện hành vi tố cáo lên