Hệ quả pháp lý khi người bị Tòa án tuyên bố chết trở về là gì? Giải quyết quan hệ nhân thân khi người bị tuyên bố chết trở về? Giải quyết quan hệ tài sản khi người bị tuyên bố chết trở về?
Một cá nhân có thể bị Tòa án tuyên bố chết khi đáp ứng đủ các điều kiện Luật định, Việc một cá nhân bị tuyên bố chết sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả pháp lý khác nhau, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau trong các mối quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau khi Tòa án tuyên bố chết mà người bị tuyên bố chết quay trở về. Vậy khi này, thì các hậu quả pháp lý về việc người bị tuyên bố chết trở về.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Hệ quả pháp lý khi người bị Tòa án tuyên bố chết trở về là gì?
Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết là việc dân sự theo đó có người có quyền lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã biệt tích trong một thời gian luật định mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết là đã chết. Đây là yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tuyên bố một cá nhân là đã chết dưới góc độ tố tụng thì đó là một thủ tục trong tố tụng dân sự do Tòa án thực hiện, nhằm xác nhận một cá nhân là đã chết. Tuyên bố chết dưới góc độ là hậu quả pháp lý là đó là kết quả sau quá trình tố tụng của Tòa án, nhằm xác nhận một cá nhân là đã chết, đây không phải là cái chết về mặt sinh học mà đã là cái chết về mặt “pháp lý”.
Hệ quả pháp lý khi một cá nhân bị Tòa án tuyên bố chết trở về là những vấn đề pháp lý điều chỉnh về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản liên quan đến bản thân người bị tuyên bố là đã chết trở về và giữa người đó với những chủ thể khác có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của họ và các chủ thể đó.
Hệ quả pháp lý khi một cá nhân bị Tòa án tuyên bố chết trở về bao gồm hệ quả giải quyết quan hệ nhân thân và hệ quả giải quyết về tài sản.
2. Giải quyết quan hệ nhân thân khi người bị tuyên bố chết trở về
Theo quy định của
Tại Khoản 2 Điều 73 quy định về giải quyết nhân thân như sau:
“2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy, về nguyên tắc thì các quan hệ nhân thân sẽ được khôi phục lại như trước khi có quyết định tuyên bố người đó đã chết của Tòa án. Tuy nhiên trừ các quan hệ hôn nhân của người nó, quan hệ hôn nhân này có được khôi phục hay không còn phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân thực tế của người còn lại tại thời điểm Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết.
Việc Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết là tiền đề để xác định xem quan hệ hôn nhân trong trường hợp này giải quyết như thế nào? Trong trường hợp chính người bị tuyên bố là đã chết trở về và những người có quyền, lợi ích liên quan không yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết thì quan hệ hôn nhân sẽ được giải quyết ra sao thì pháp luật vẫn chưa có quy định rõ.
Tại thời điểm Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết mà người vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục tại thời điểm đăng ký kết hôn.
Quan hệ hôn nhân không được khôi phục trong hai trường hợp sau:
Một là, trước khi bị tuyên bố là đã chết, người này đã bị tuyên bố mất tích, trong thời gian tuyên bố mất tích, vợ hoặc hồng của họ đã yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và Tòa án đã ra quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Sau đó người này vẫn biệt tích và không có tin tức gì sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực. Do đó, họ đã bị tuyên bố là đã chết.
Khi người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết yêu cầu Tòa án xử ly hôn theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 và Khoản 2 Điều 56
Để phân tích về quy định này, thì nếu như trong trường hợp người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết chưa kết hôn với người khác thì khi họ trở về, quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục, thì trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của họ lại “vướng” quyết định cho ly hôn của Tòa án, pháp luật vẫn công nhận rằng hai người họ đã ly hôn, cho dù người bị tòa án tuyên bố chết trở về có biết về việc ly hôn hay không.
Quy định này hoàn toàn hợp lý với các điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, quyết định cho ly hôn của Tòa án dựa trên cơ sở người vợ hoặc người chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết thể hiện ý chí của mình thông quan đơn yêu cầu ly hôn. Tức là khi họ gửi đơn yêu cầu ly hôn cũng đồng nghĩa với việc họ không còn tình cảm với người bị tuyên bố là đã chết. Như vậy khi người bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về, thì họ không có lý do để quay lại chung sống với người đó.
Trường hợp thứ hai, là khi người chồng hoặc vợ của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì pháp luật sẽ công nhân mối quan hệ hôn nhân sau là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi Tòa án quyết định tuyên bố một người đã chết thì hệ quả pháp lý về quan hệ hôn nhân với người bị Tòa án tuyên bố chết được xử lý giống như đối với người chết tự nhiên. Nghĩa là quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên chấm dứt mà không cần phải thông qua thủ tục ly hôn tại Tòa án. Khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó trở thành người độc thân và được quyền tự do kết hôn với một người khác.
3. Giải quyết quan hệ tài sản khi người bị tuyên bố chết trở về
Tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giải quyết quan hệ tài sản khi người bị tuyên bố là đã chết trở về tại Điều 73 như sau:
“3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.”
Như vậy, cũng tương tự như quan hệ nhân thân, khi người bị tuyên bố là đã chết mà trở về, thì các quan hệ về tài sản của họ cũng cần được khôi phục. Tức quyền sở hữu của họ đối với tài sản của họ được khôi phục, khi đó, họ có quyền yêu cầu người đã nhận di sản thừa kế của mình trả lại tài sản, hoặc trả lại giá trị tài sản hiện còn của di sản trên thực tế. Và người được yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện trả lại tài sản. Và pháp luật cũng có quy định nghiêm khắc về trường hợp người được yêu cầu không trả lại tài sản mà còn có giấu giếm tài sản đó nhằm mục đích hưởng lợi, thì khi người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về có quyền đòi lại toàn bộ tài sản, bao gồm cả hoa lợi và lợi tức của tài sản đó.
Còn về quan hệ tài sản của vợ chồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể, thì vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chia thành hai trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục, thì thời điểm khôi phục quan hệ tài sản của họ được tính từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Khi một bên vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết trở về và quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục thì pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ không bị gián đoạn.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết trên phương diện pháp lý được xác định là chia tài sản chung khi hôn nhân đã chấm dứt, tài sản được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Nhưng khi người đó trở về, nếu quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục thì thời kỳ hôn nhân của họ được tiếp tục kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Từ đó có thể coi việc chia tài sản trước đó là trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 thì xác định phần tài sản mà vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết làm ra, kể cả phần hoa lợi, lợi tức phát sinh trước khi người này trở về là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đó.
Thứ hai, là quan hệ hôn nhân của họ không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực mà chưa được chia được giải quyết như chia tài sản ly hôn.