Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bảo hiểm xã hội. Hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và thủ tục giải quyết tại Tòa án.
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bảo hiểm xã hội. Hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và thủ tục giải quyết tại Tòa án.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư ! Tôi tên là Lâm Tú. Tôi xin trình bày trường hợp của tôi, xin luật sư tư vấn giúp tôi ạ. Tôi làm việc cho Công ty A được 5 tháng và Công ty A có tham gia Bảo hiểm xã hội cho tôi được 2 tháng, khi tôi nghỉ việc ở Công ty A thì không có xin phép (nghỉ ngang). Nay tôi làm việc ở Công ty B được 2 năm thì Công ty B vẫn tham gia đầy đủ Bảo hiểm xã hội cho tôi trên số sổ Bảo hiểm cũ ở Công ty A đã tham gia. Thì nay tôi nghỉ việc ở Công ty B , Công ty B yêu cầu tôi nộp sổ Bảo hiểm để chốt sổ thì tôi quay về Công ty A để lấy thì Công ty A không trả sổ Bảo hiểm với lý do tôi nghỉ mà không xin phép (nghỉ ngang). Tôi có trình bày với Công ty B về trường hợp của tôi, thì Công ty B nói là sẽ xin cấp cho tôi lại sổ Bảo hiểm mới và tôi chấp nhận sẽ huỷ thời gian 2 tháng tham gia Bảo hiểm xã hội ở Công ty A. Còn thời gian tham gia 2 năm ở Công ty B sẽ được tham gia bình thường. Và tôi cũng đã chờ 4 tháng mà Công ty B nói vẫn chưa có sổ Bảo hiểm mới. Nay Luật Sư có thể tư vấn giúp tôi, tôi làm thể nào để được cấp lại sổ Bảo hiểm mới mà vẫn còn giữ được thời gian 2 năm tham gia sổ Bảo hiểm xã hội ở Công ty B. Để tôi còn xin việc làm ở Công ty mới nữa ạ. Xin cám ơn Luật Sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 201, “Bộ luật lao động 2019” thì những vấn đề tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì sẽ được giải quyết thông qua hòa giải viên lao động hoặc tòa án nhân dân. Tức là, trong trường hợp này của bạn, nếu như công ty A không trả sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể viết đơn khiếu nại và gửi trực tiếp cho giám đốc của công ty cũ của bạn. Đồng thời, bạn cũng có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tại công đoàn cơ sở của công ty A để đảm bảo quyền lợi cho bạn (Khoản 1, Điều 200, “Bộ luật lao động 2019”).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp việc hòa giải tại cơ sở không thành, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty A đóng trụ sở chính về vấn đề công ty A không trả sổ bảo hiểm cho bạn nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn (Khoản 2, Điều 200, “Bộ luật lao động 2019”).
Nếu trong trường hợp bạn xác định bỏ thời gian 2 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bên công ty A thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đóng bảo hiểm để tiến hành việc hủy sổ bảo hiểm cũ tại công ty A, đồng thời bạn sẽ phải cam kết không hưởng các ưu đãi trong quãng thời gian đó, và thực hiện thủ tục cấp mới sổ bảo hiểm xã hội kể từ lúc bạn tham gia bảo hiểm xã hội khi bạn lao động ở công ty B (theo quy định khoản 1 Điều 111, Luật Bảo hiểm xã hội 2006).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.