Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Xử lý hành vi công ty trả lương không đúng thời hạn, không đủ.
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Xử lý hành vi công ty trả lương không đúng thời hạn, không đủ.
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm việc ở Công ty A từ tháng 11.2015 đến tháng 5.2016 thì em nghỉ việc vì lý do công ty có hứa sau 3 tháng thử việc sẽ kí hợp đồng chính thức và có chế độ đầy đủ. Nhưng sau 6 tháng em không thấy công ty kí hợp đồng nên em đã hỏi thì được câu trả lời là không ký vì công ty nhỏ, sau đó em nghỉ việc. Đến nay 26.08.2016 vẫn chưa trả lương cho em. Em đã làm đơn lên Phòng Lao động – thương binh xã hội để làm việc nhưng khi công ty lên vẫn không thanh toán lương. Trong thời gian làm việc có những việc em bức xúc em muốn nhờ Luật Dương Gia trả lời giúp em.
1. Công ty quy định ngày 10 hàng tháng trả lương nhưng đến mùng 15 thậm chí ngày 20 mới trả lương mà vẫn không có lời nào giải thích?
2. Theo em được biết Ngày quốc tế lao động 1.5, 10.3 (âm lịch) được nghỉ 1 ngày nhưng công ty em không cho nghỉ mà cũng không tính thêm giờ làm cho nhân viên.
3. Hàng tháng sẽ có 1 ngày nghỉ phép theo luật quy định nhưng công ty em cũng không có.
4. Công ty em quy định mức lương đối với em là 4.500.000vnđ/tháng nhưng quy thành ngày là 150.000vnđ/ngày cho em hỏi như vậy có đúng không?
Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Về việc ký
Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” quy định thời gian thử việc như sau:
"Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."
Điều 29 “Bộ luật lao động 2019” quy định kết thúc thời gian thử việc:
"1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."
Khi hết thời hạn thử việc,nếu bạn đáp ứng được yêu cầu của công ty thì công ty phải ký hợp đồng lao động với bạn. Công ty không giao kết hợp đồng lao động với bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
…".
2. Về thời gian trả lương
Căn cứ Điều 96 “Bộ luật lao động 2019” quy định nguyên tắc trả lương:
"Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."
Theo như bạn trình bày, công ty quy định thời hạn trả lương là mùng 10 hàng tháng, tuy nhiên hàng tháng công ty trả lương vào ngày 15 hoặc ngày 20 hàng tháng, không có thông báo cụ thể. Công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
"…
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
…"
Như vậy, công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời phải tra đủ tiền lương cộng với khoản lãi của số tiền lương chậm trả cho bạn tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
3. Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ
Khoản 1 Điều 115 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
"1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)."
Đối với ngày 01.05 và ngày 10.03 âm lịch là 02 ngày nghỉ được hưởng lương, do đó người lao động có quyền nghỉ và công ty có trách nhiệm trả lương trong 02 ngày này. Nếu công ty yêu cầu người lao động làm thêm vào những ngày này thì phải được sự đồng ý của người lao động và phải trả lương cho người lao động theo quy định tại Điều 97 “Bộ luật lao động năm 2019”:
"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, nếu bạn đi làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng lương thì ít nhất bạn được trả thêm 300% cộng với tiền lương ngày lễ có hưởng lương tổng là 400% lương.
Nếu công ty bạn huy động người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ mà không được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b) Khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của
Đối với hành vi trả lương làm thêm giờ thấm hơn mức quy định tại Điều 97 “Bộ luật lao động 2019”, công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
"…
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
…"
5. Về thời gian nghỉ hàng năm
Căn cứ Khoản 1 Điều 111 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghỉ hằng năm như sau:
"1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
…"
Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm như sau: “Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.”
Như vậy, theo quy định thì người lao động có ngày nghỉ phép hàng năm, thời điểm nghỉ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau. Nếu công ty vi phạm ngày nghỉ hàng năm thì công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
6. Về việc trả lương cho bạn
Điều 104 “Bộ luật lao động 2019” quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:
"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."
Điều 96 “Bộ luật lao động 2019” về nguyên tắc trả lương:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Tùy thuộc vào hoạt động của từng công ty sẽ quy định thời giờ làm việc cụ thể, có thể yêu cầu 24 ngày/tháng hay 26 ngày/tháng. Cách tính lương từng công ty sẽ khác nhau, có thể tính theo ca làm việc thực tế hoặc tính theo tháng làm việc. Do đó, lương của bạn 4.500.000 đồng, công ty chia ra 30 ngày để tính lương là vẫn đúng theo quy định.
Điều 201 “Bộ luật lao động 2019” về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:
“…
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”
Nếu đã tiến hành hòa giải, công ty vẫn không trả lương cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp.