Giải quyết tranh chấp người lao động Việt Nam tại nước ngoài? Tranh chấp lao động là gì, các loại tranh chấp lao động? Thẩm quyền của Tòa án trong tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài?
Trong hoạt động kinh doanh trong nước và cả nước ngoài, việc tranh chấp xảy ra đều là ngoài sự mong muốn của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên tranh chấp kinh doanh là vấn đề tự nhiên và tất yếu của hoạt động kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Giữa người lao động với người sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh luôn có những mâu thuẫn nhất định và đặc biệt là mối quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động nước ngoài hiện nay càng có nhiều mâu thuẫn hơn. Vậy giải quyết tranh chấp người lao động Việt Nam tại nước ngoài như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp người lao động Việt Nam tại nước ngoài
Theo quy định tại Điều 73 Luật người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao được giải quyết trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên xem trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hay giải quyết trường hợp một bên vi phạm.
Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
Căn cứ trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên mà một trong các bên có hành vi vi phạm quy định của Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp lao động là gì, các loại tranh chấp lao động?
2.1. Khái niệm tranh chấp lao động
Theo quy định tại Điều 179
Những tranh chấp được xem là tranh chấp lao động cũng đã được Bộ luật lao động 2019 quy định một cách cụ thể bên cạnh việc đưa ra khái niệm về tranh chấp lao động. Theo đó, các loại tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền được hiểu là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong những trường hợp sau: có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; trường hợp có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; trường hợp khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; hành vi can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; hành vi vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
– Còn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm những tranh chấp xảy ra trong trường hợp sau: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khái niệm về tranh chấp lao động trong Bộ luật lao động 2019 đã giải thích tranh chấp lao động một cách cụ thể về các loại tranh chấp được xem là tranh chấp lao động hiện nay. Việc quy định rõ ràng về các loại tranh chấp lao động từ đó cũng góp phần giúp cho người lao động có thể dễ dàng xác định được quan hệ tranh chấp lao động xảy ra mà có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, Bộ luật lao động 2019 cũng đã ghi nhận quan hệ lao động mới chính là quan hệ lao động giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng cũng như giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. Từ đó tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ nêu trên, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như góp phần nâng cao trách nhiệm của những doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc nước ngoài và người sử dụng lao động thuê lại.
Ngoài ra, có thể thấy Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể các trường hợp phát sinh tranh chấp lao động về quyền cũng như mở rộng các trường hợp phát sinh tranh chấp lao động so với trước đây. Từ đó đã góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đối với trường hợp tranh chấp lao động về lợi ích, Bộ luật lao động 2019 quy định tranh chấp phát sinh cả trong trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định nhằm để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của tập thể lao động.
2.2. Các loại tranh chấp lao đông
Có hai loại tranh chấp lao động chủ yếu như sau:
– Tranh chấp lao động cá nhân: đây là loại tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên, bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào trong suốt quá trình làm việc đều có thể xảy ra tranh chấp như điều kiện, tiền lương, địa điểm làm việc, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bảo hộ lao động,…
– Tranh chấp lao động tập thể: đây là loại tranh chấp bao gồm tranh chấp tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích. Trong đó: tranh chấp tập thể về quyền được hiểu là tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau về quy định pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác; còn tranh chấp tập thể về lợi ích được hiểu là tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng.
3. Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài
3.1. Đương sự ở nước ngoài
Đương sự ở nước ngoài bao gồm: người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Đối với trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
3.2. Thẩm quyền của Tòa án
– Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài không có mặt tại Việt Nam thì tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi nguyên đơn khi hai bên có thỏa thuận thì đó là nơi nguyên đơn cư trú (cá nhân), có trụ sở (tổ chức); trong trường hợp không biết nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn thì khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
– Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam đang cư trú và làm việc tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, trong trường hợp bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án về lao động.