Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Toà án nhân dân giúp các bên tranh chấp hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với chủ thể bị xâm phạm quyền lợi trong quan hệ đất đai.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai:
Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật ở nước ta. Nó được sử dụng để chỉ các quy định của pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp đất đai. Chế định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là một chế định cơ bản của pháp
2. Đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai:
Bên cạnh những đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai còn có một số đặc điểm riêng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai phát triển gắn liền với các giai đoạn lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam, thể hiện tập trung nhất đường lối của Đảng về cách mạng ruộng đất ở nước ta. Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng và pháp luật về đất đai nói chung phát triển và ngày càng trở thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, một bộ phận của pháp luật Việt Nam. Từ những văn bản đơn hành hiệu lực chưa cao (sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư …), đã ra đời văn bản luật có hiệu lực cao điều chỉnh các quan hệ đất đai ở nước ta, đó là Luật Đất đai.
Thứ hai, sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai là một quá trình lâu dài, thể hiện ở cả hai mặt: số lượng và chất lượng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm phúc đáp các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất đại qua các thời kỳ.
Thứ ba, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là một lĩnh vực pháp luật thuộc pháp luật công. Điều này có nghĩa là không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới có thẩm quyền này. Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực bắt buộc các bên đương sự phải chấp hành. Trường hợp họ không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Thứ tư, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là một lĩnh vực pháp luật tổng hợp quy phạm pháp luật của một số ngành luật.
Luật đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở và hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp v.v…
Bộ luật tố tụng dân sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại TAND; quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự v.v…
Luật tố tụng hành chính quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính về tranh chấp đất đai; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính về tranh chấp đất đai v.v…
Luật tổ chức TAND quy định về cơ cấu, tổ chức; thẩm quyền của TAND trong giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai.
Luật khiếu nại quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai v.v…
Luật tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận, giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về tranh chấp đất đai V.V…
3. Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai bằng pháp luật:
Hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng quản lý. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ khó tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và giữa những người sử dụng đất với nhau. Để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn này, Nhà nước cần phải dựa trên cơ sở pháp luật; bởi lẽ:
Một là, pháp luật có một số đặc trưng riêng, bao gồm tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng nên nó trở thành biện pháp quản lý xã hội có hiệu quả nhất. Mặt khác, giải quyết TCĐĐ là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai do các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền thực hiện. Để giải quyết dứt điểm, có hiệu quả loại tranh chấp này thì không thể không sử dụng pháp luật.
Hai là, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các lợi ích kinh tế đan xen, mâu thuẫn và đối lập nhau. Điều này tiềm ẩn những mâu thuẫn, những khác biệt về lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội nên tranh chấp là điều khó tránh khỏi một khi những mâu thuẫn về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không được hóa giải thông qua thương lượng, thỏa hiệp. Lĩnh vực đất đai cũng không phải là một ngoại lệ. Để giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đất đai đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên quy định của pháp luật, vì “pháp luật là một đại lượng công bằng để duy trì sự tồn tại, chung sống hòa bình của các chủ thể không công bằng trong xã hội”.
Ba là, như phần trên đã phân tích, ở nước ta, đất đai là vấn đề nhạy cảm và có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội. Do “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng” (Lời nói đầu
Bốn là, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở nên có giá. Đất đai là loại tài sản đặc biệt mà quyền sử dụng của nó được tham gia trao đổi trên thị trường. Vì vậy, TCĐĐ ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp. Mặt khác, việc giải quyết loại tranh chấp này không hề đơn giản do chính sách, pháp luật đất đai không nhất quán qua từng thời kỳ và thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Hơn nữa, sự buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai trong một thời gian khá dài khiến TCĐĐ càng phức tạp do thiếu cơ sở pháp lý, hồ sơ địa chính trong việc xác định ranh giới đất đai v.v… Trên thực tế có không ít trường hợp TCĐĐ xảy ra được các bên đương sự hành xử với nhau mang tính bản năng, phi pháp luật dẫn đến xô xát, thương vong (thậm chí gây ra án mạng). Để răn đe, giáo dục các bên đương sự ý thức tôn trọng pháp luật và xây dựng lối ứng xử văn minh khi giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn nói chung và TCĐĐ nói riêng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần dựa trên cơ sở pháp luật để giải quyết TCĐĐ.
Năm là, kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy để thực hiện vai trò Nhà nước kiến tạo, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của doanh nghiệp và của từng người dân thì pháp luật được sử dụng để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội (trong đó có TCĐĐ). Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xây dựng quốc gia khởi nghiệp, sáng tạo hiện nay, việc Nhà nước ta sử dụng pháp luật để giải quyết TCĐĐ là vấn đề mang tính tất yếu v.v…