Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho quá trình quản lý nhà nước. Dưới đây là quy định về vấn đề giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định về hoạt động khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, hoạt động khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập là khái niệm để chỉ việc khiếu nại theo quy định của pháp luật, đó là việc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện thủ tục khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và theo quy định tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, nhằm mục đích đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong các đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng, quyết định hành chính và hành vi hành chính đó là trái quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của mình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
– Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, hoặc của các viên chức do mình trực tiếp quản lý;
– Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết, tuy nhiên công dân vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động khiếu nại, hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn tuy nhiên vẫn chưa được chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp, thì theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó chính là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai;
– Khiếu nại đối với quyết định hành chính, khiếu nại đối với hành vi hành chính của các đơn vị sự nghiệp công lập do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thì theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực sẽ là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai.
2. Thủ tục thụ lý giải quyết khiếu nại quyết định hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và theo quy định tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định cụ thể về thủ tục giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, quyết định xử lý kỷ luật đối với các cán bộ công chức thuộc thẩm quyền giải quyết, mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai sẽ cần phải tiến hành hoạt động thụ lý giải quyết. Trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại đó trước cơ quan có thẩm quyền, thì sẽ phải thụ lý khi trong đơn khiếu nại đó có đầy đủ chữ ký của những người chủ lại, đồng thời kèm theo văn bản cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó nêu rõ lý do chính đáng, thông báo cho người khiếu nại biết;
– Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải thông báo về việc thụ lý và không thụ lý. Thông báo về việc thụ lý và không thụ lý cần phải được lập thành văn bản, sau đó gửi thông báo đến người khiếu nại, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có thẩm quyền có liên quan, cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý sẽ cần phải được gửi trực tiếp cho người khiếu nại. Trong trường hợp có nhiều người khiếu nại cùng khiếu nại về một nội dung, sau đó cử người đại diện hợp pháp để thực hiện hoạt động khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền, thì văn bản thông báo việc thụ lý và không thụ lý cần phải được gửi đến một trong số những người đại diện đó;
– Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại sẽ cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Ngược lại, thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại cũng sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
3. Người khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021 có quy định về quyền của người khiếu nại. Theo đó, người khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có những quyền cơ bản như sau:
– Tự mình khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật, tiến hành hoạt động ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
– Tham gia hoạt động đối thoại, ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia quá trình đối thoại;
– Biết, đọc, sao chụp, sao chép các loại tài liệu, giấy tờ, các loại chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết hoạt động khiếu nại, ngoại trừ các thông tin và giấy tờ thuộc bí mật nhà nước;
– Yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hoạt động khiếu nại cung cấp các loại giấy tờ đó cho mình trong khoảng thời gian 07 ngày được tính kể từ ngày có yêu cầu, để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, ngoại trừ những tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
– Được quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
– Đưa ra các căn cứ về việc khiếu nại, trình bày ý kiến của mình về các chứng cứ đó;
– Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Được quyền khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Giải quyết khiếu nại lần thứ hai, khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính, rút khiếu nại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.