Giải quyết đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Trình tự thủ tục đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu?
Khi đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì các cá nhân cần thực hiện đúng quy định về trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra, thông qua đó văn bản công chứng vô hiệu sẽ không có giá trị về mặt pháp lý và sẽ dẫn tới các hậu quả pháp lý của văn bản công chứng vô hiệu toàn bộ văn bản đó vô hiệu. Vậy việc giải quyết đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được pháp luật quy định như thế nào? Tiến hành các thủ tục đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật công chứng 2014
1. Giải quyết đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Theo quy định của pháp luật thì giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bao gồm cả giải quyết vụ án dân sự tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 11 Điều 26
2. Trình tự thủ tục đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
2.1. Hồ sơ đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
– Yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo quy định này cần lưu ý đó là: người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
2.2. Trình tự đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Bước 1: Nộp đơn
Người yêu cầu thực hiện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu và thông báo việc thụ lý
Sau 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo ngay cho tổ chức hành nghề công chứng, Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Bước 3: Mở phiên họp xét đơn
Trong thời hạn 15 ngày và kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu theo quy định.
Bước 4: Tòa án ra quyết định
Căn cứ theo quy định tại điều 400. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu luật công chứng 2014 quy định:
1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Kêt luận: như vậy đối với việc đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
3. Giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (khoản 11 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự)
3.1. Về phạm vi giải quyết tranh chấp
Dựa trên quy định của pháp luật về công chứng cho thấy khi có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì phải hiểu yêu cầu đó bao gồm cả yêu cầu xem xét, phán quyết về lời chứng của công chứng viên và xem xét, phán quyết về nội dung giao dịch, hợp đồng. Theo đó người khởi kiện có thể chỉ nêu vi phạm của giao dịch, hợp đồng, hoặc chỉ nêu vi phạm của thủ tục công chứng thì phạm vi xem xét vẫn phải là toàn bộ văn bản công chứng. Người khởi kiện có thể sử dụng không đúng thuật ngữ pháp lý như yêu cầu hủy công chứng vô hiệu nhưng nếu nội dung yêu cầu xác định đó là một văn bản không có hiệu lực thì vẫn là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, thuộc loại tranh chấp quy định tại khoản 11 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự
3.2.Về hậu quả tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Hậu quả pháp lý đối với trường hợp tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì toàn bộ văn bản đó vô hiệu. Bên cạnh đó các văn bản đó vô hiệu có thể do vi phạm về thủ tục công chứng, có thể do vi phạm về nội dung, có thể do vi phạm cả về thủ tục và nội dung. Do văn bản công chứng không đồng nhất với đối tượng được công chứng theo đó nên đồng thời với việc chấp nhận yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án phải phán quyết rõ đã có vi phạm về thủ tục hay về nội dung, bao gồm cả việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp mà chỉ xác định Văn bản công chứng vô hiệu do vi phạm về thủ tục công chứng thì phải xác định giao dịch có hiệu lực trong các trường hợp nếu đủ điều kiện có hiệu lực. Tòa án đã giải quyết về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là đã xem xét cả về thủ tục và nội dung của văn bản nên nếu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu mà không tuyên giao dịch vô hiệu thì cũng là đã giải quyết tranh chấp về giao dịch, các chủ thể có liên quan không được khởi kiện lại về giao dịch này. Nhưng nếu không có yêu cầu giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu thì Tòa án không giải quyết về hậu quả giao dịch vô hiệu thì các chủ thể liên quan có quyền khởi kiện về hậu quả giao dịch vô hiệu bằng vụ án khác.
3.3. Về tranh chấp về hợp đồng, giao dịch có văn bản được công chứng
Trên thực tế thì việc tranh chấp về hợp đồng, giao dịch có nhiều trường hợp chỉ có yêu cầu tuyên bố giao dịch hoặc hợp đồng vô hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Bên cạnh đó đối với một giao dịch, hợp đồng đã có công chứng thì khi có yêu cầu tuyên bố giao dịch, hợp đồng vô hiệu phải coi là có cả yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, và việc xác định đương sự thì cũng phải xác định như vụ án liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Ví dụ: Nguyên đơn Là anh nguyễn văn A khởi kiện chia thừa kế theo pháp luật của cha là ông X. Các thừa kế hàng thứ nhất của ông X là anh A, chị B, anh C. Anh C xuất trình Di chúc của ông X, có công chứng, có nội dung cho anh C hưởng toàn bộ di sản. Anh A và chị B yêu cầu không công nhận di chúc. Trong trường hợp này phải xác định có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (quy định tại khoản 11 Điều 26 bộ luật tố tụng dân sự) chứ không phải chỉ có tranh chấp về thừa kế tài sản tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên phải được tham gia tố tụng với tư cách đương sự.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Giải quyết đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.