Giải pháp hữu ích là một trong những loại tài sản nằm trong quyền tài sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng giải pháp hữu ích và sáng chế là một. Vậy giải pháp hữu ích có phải là sáng chế hay không? Giải pháp hữu ích là gì, quy trình bảo hộ như thế nào, có gì khác nhau với sáng chế?
Mục lục bài viết
1. Giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Theo khoản 2 Điều 58 Văn bản hợp nhất
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp;
Như cậy, khi sáng chế thỏa mãn đủ các điều kiện trên thì mới được công nhận là giải pháp hữu ích và được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích tên tiếng anh là useful solution.
A useful solution is a technical solution in the form of a product or process to solve a specified problem by applying natural laws, and must satisfy the following conditions to be considered a useful solution useful
- Not common sense
- There is novelty
- Industrial applicability
2. Quy trình bảo hộ sáng chế hữu ích:
Thứ nhất, về điều kiện cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Như đã nói ở trên, sáng chế chỉ được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích khi đáp ứng được các điều kiện:
- Có tính mới;
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp;
Một, thế nào là tính mới?
Một sáng chế được coi là tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng kí hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tính mới của sáng chế cũng được quy định cụ thể tại Điều 60 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2019, tính mới được xem là không bị bộc lộ trong trường hợp một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ bí mật về sáng chế đó.
Hai, khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.( Điều 62 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2019)
Ba, không phải là hiểu biết thông thường
Ngoài ra, sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích khi có điều kiện “không phải là hiểu biết thông thường”. Vậy thế nào là “ không phải là hiểu biết thông thường”? Đây là một dạng hiểu biết được mọi người biết đến, được sử dụng rộng rãi, có thể cảm nhận và sử dụng. Tuy nhiên không phải dạng hiểu biết nào cũng là hiểu biết thông thường, vẫn còn một số dạng hiểu biết chỉ những người có trình độ văn hóa cao, từ Đại học trở lên mới có thể biết đến, sử dụng và cảm nhận được chúng.
Thứ hai, những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Tại Điều 59 Văn bản hợp nhất Luật sử hữu trí tuệ 2019, đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế bao gồm:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
3. Thủ tục đăng kí bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích như thế nào?
Một, hồ sơ cần có khi đăng kí bảo hộ giải pháp hữu ích
Hồ sơ là thứ vô cùng quan trọng khi một doanh nghiệp, hoặc cá nhân muốn đăng kí bảo hộ. Đối với quy trình đăng kí bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích, hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng kí sáng chế được đánh máy theo mẫu quy định pháp luật ( quy định cụ thể tại phụ lục A Thông tư số 01/2007/ TT-BKHCN );
- Bản mô tả giải pháp hữu ích. Bản mô tả gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có);
+ Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:
- Tên giải pháp hữu ích;
- Lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích;
- Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích;
- Bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích;
- Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
- Mô tả chi tiết các phương án thực hiện giải pháp hữu ích;
- Ví dụ thực hiện giải pháp hữu ích;
- Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.
+ Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.
+ Hình vẽ, sơ đồ (nếu có) cũng phải được tách thành trang riêng.
- Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Tóm tắt giải pháp hữu ích yêu cầu không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Ngoài ra, hồ sơ đăng kí bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích còn bao gồm các tài liệu khác như:
Giấy ủy quyền ( nếu đơn đăng ký giải pháp hữu ích được thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp );- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn ( nếu có );
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký ( nếu thụ hưởng từ người khác );
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên ( nếu đơn đăng kí sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên );
Hai, về hình thức nộp đơn
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Về hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng kí giải pháp hữu ích trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội ( 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội )
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh ( Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh )
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng )
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký giải pháp hữu ích qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Về hình thức nộp đơn trực tuyến
Với hình thức nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng kí tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và phải được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng kí quyền sỡ hữu công nghiệp.
Về trình tự, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng kí giải pháp hữu ích trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành khai báo và gửi đơn, hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Trong trường hợp tài liệu và phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp sổ đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, trường hợp không đủ tài liệu và phí và lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và
Ba, về thời hạn xử lý đơn giải pháp hữu ích
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
- Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn. Để được công bố sớm, chủ đơn cần có Văn bản yêu cầu công bố sớm, trong đó nêu rõ lý do cần công bố sớm. Yêu cầu công bố sớm không phải nộp phí, lệ phí.
- Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
Thứ tư, phí đăng kí giải pháp hữu ích được quy định như thế nào?
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
- Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang.
Lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC), trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại sáng chế quốc tế).
4. Sáng chế có khác gì với giải pháp hữu ích không?
Thứ nhất, về điểm giống nhau
- Sáng chế và giải pháp hữu ích đều là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
- Đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền và được đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Đều có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp
Thứ hai, về điểm khác nhau
Một, về khái niệm
- Về sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên
- Về giải pháp hữu ích: Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, tuy nhiên sáng chế phải đáp ứng những điều kiện về tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp, và không phải là hiểu biết thông thường thì mới được xem là giải pháp hữu ích
Hai, về điều kiện bảo hộ
- Điều kiện bảo hộ của sáng chế bao gồm
- Có tính mới
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
- Có tính sáng tạo
- Điều kiện bảo hộ của giải pháp hữu ích bao gồm:
- Có tính mới
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
- Không phải là hiểu biết thông thường
Nhìn chung, giải pháp hữu ích và sáng chế đều có điều kiện bảo hộ chung là về tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Tuy nhiên đặc điểm để phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích là nằm ở đặc điểm cuối cùng của điều kiện bảo hộ của hai hình thức. Nếu bên sáng chế yêu cầu bảo hộ phải có tính sáng tạo ( Được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.) thì bên giải pháp hữu ích yêu cầu điều kiện bảo hộ là không phải là hiểu biết thông thường.
Ba, về thời hạn bảo hộ
- Thời hạn bảo hộ sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn
Tuy nhiên, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm để duy trì hiệu lực
Bốn, về quyền sử dụng trước
Quyền sử dụng trước là Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp được hiểu là quyền của các chủ thể đã nghiên cứu hoặc sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ( quy định tại khoản 1 Điều 134 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2019). Theo đó, đối tượng của quyền sử dụng trước là sáng chế, giải pháp hữu ích không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2019;