Hợp đông mua bán khi được xác lập cần đảm bảo về mặt nội dung và hình thức để có tính pháp lý. Vậy giá và phương thức thanh toán của hợp đồng mua bán được quy địn h thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá và phương thức thanh toán của hợp đồng mua bán có bắt buộc phải được thỏa thuận không?
Hợp đồng mua bán là một trong những hợp đồng diễn ra phổ biến trong đời sống của con người. Mua bán giữa các cá nhân diễn ra thường xuyên và đa dạng với các ngành nghề lĩnh vực khác nhau chính vì vậy cần có sự điều chỉnh chặt chẽ liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản. Để điều chỉnh được vấn đề này thì theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu định nghĩa hợp đồng mua tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và cùng với đó bên mua cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền cho bên bán theo đúng giá trị tài sản đang được mua bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của bộ luật này cũng như nằm trong sự điều chỉnh của Luật nhà ở và các luật khác nếu có liên quan.
Liên quan đến nội dung trong hợp đồng theo quy định của pháp luật thì thông thường pháp luật vẫn luôn ưu tiên các bên cùng thảo thuận với nhau về các nội dung được ghi nhận. Tùy từng hợp đồng cụ thể mà nội dung hợp đồng sẽ có những điều khoản khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo tính chặt chẽ và sự thống nhất khi soạn thảo hợp đồng thì các cá nhân cần lưu ý ghi nhận đầy đủ các nội dung đã được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Theo đó, các nội dung liên quan đến đối tượng của hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng phải được đề cập đến đầu tiên;
+ Số lượng và chất lượng của các sản phẩm được đem ra mua bán; giá phương thức thanh toán cũng là một trong những nội dung không thể thiếu đối với hợp đồng mua bán tài sản;
+ Để thống nhất về thời hạn địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng thì những nội dung này cũng phải được ghi nhận; quyền nghĩa vụ của các bên khi thực hiện giao kết;
+ Trách nhiệm cho hành vi vi phạm hợp đồng cũng sẽ được nêu ra để làm cơ sở giải quyết nếu xảy ra tranh chấp cũng như những phương thức giải quyết được các bên ưu tiên hoặc giải quyết trên thực tế.
Có thể thấy, giá phương thức thanh toán là một trong những nội dung quan trọng đã được pháp luật dân sự quy định, chính vì vậy cá nhân khi tiến hành mua bán tài sản thông qua hợp đồng mua bán cần bổ sung và tuân thủ đầy đủ những nội dung này. Mặc dù đây không phải quy định mang tính bắt buộc tuy nhiên để đảm bảo được tính chặt chẽ cũng như hạn chế những rủi ro thì người lập nên hợp đồng mua bán nên lưu tâm vấn đề này.
2. Giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản được quy định như thế nào?
Như đã biết, giá và phương thức thanh toán của hợp đồng mua bán tài sản là một trong những nội dung quan trọng đã được bộ luật dân sự quy định. Bên cạnh đó, tại Điều 433 của Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã hướng dẫn và nêu ra nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề này như sau: Các bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về mức giá và phương thức thanh toán. Một số trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể nhờ người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Với trường hợp pháp luật quy định về giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cá nhân khi tiến hành thỏa thuận thì vẫn phải tuân thủ phù hợp với các quy định này;
– Đối với trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về mức giá phương thức thanh toán thì giá sẽ được xác định theo giá thị trường và phương thức thanh toán cũng sẽ được xác định dựa theo tập quán tại địa điểm vào thời điểm hiện nay sau kết hợp đồng.
Hiện nay, phương thức và địa điểm thanh toán có những mối liên hệ tương quan với nhau, các bên khi lựa chọn phương thức thanh toán theo cách nào thì những địa điểm để tiến hành thanh toán có thể thay đổi phù hợp với phương thức đã chọn trước đây. Trong hợp đồng mua bán các bên cần có những điều khoản quy định rõ về phương thức và địa điểm thanh toán để có sự thống nhất và thuận tiện giải quyết đối với các bên. Trên thực tế các bên thường lựa chọn phương thức các thanh toán theo chuyển khoản bằng tiền mặt hoặc thanh toán quẹt thẻ…
Về địa điểm tiến hành việc thanh toán hoặc phương thức thanh toán thì cũng nên ghi nhận các nội dung nếu thanh toán qua bằng chuyển khoản thì sẽ chuyển khoản vào tài khoản nào, ngân hàng nào và thời gian tiến hành chuyển khoản (nếu có); trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì cần ghi rõ địa điểm thanh toán, có người làm chứng hay không?
3. Ký hợp đồng mua bán nhưng để giá bán bằng 0 có vi phạm pháp luật?
Liên quan đến với băn khoăn về việc thỏa thuận về mức giá bằng 0 khi ký hợp đồng mua bán liệu có vi phạm thì theo dõi đến quy định pháp luật dân sự không có quy định cụ thể liên quan đến việc các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán tài sản phải ghi nhận với mức giá trên 0 đồng.
Cần đặc biệt lưu ý rằng trong trường hợp khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản mà có giá 0 đồng nếu với mục đích là để trốn tránh hoặc là giảm nghĩa vụ thuế thì có thể sẽ được xác định là hành vi vi phạm. Bởi liên quan đến vấn đề này thì tại Điều 50 của Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định về việc ấn định thuế đối với người nộp thuế trong những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:
– Thứ nhất, người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như không tuân thủ trong việc đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu cơ quan thuế hoặc tiến hành khai thuế nhưng thông tin cung cấp không đầy đủ, trung thực và có tính chính xác về căn cứ tính thuế;
– Thứ hai, liên quan đến việc không phản ánh và phản ánh cũng không đầy đủ, không chính xác, trung thực về số liệu trên số kế toán để xác định nghĩa vụ;
– Thứ ba, cá nhân không thể tiến hành xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các loại tài liệu cần thiết liên quan để xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
– Thư tư, theo định kỳ thanh tra thuế, kiểm tra thuế sẽ diễn ra mà cá nhân có hành vi không chấp hành các quyết định thanh tra, kiểm tra thuế theo đúng quy định;
– Thứ năm, tiến hành mua bán trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
– Thứ sáu, có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
– Thứ bảy, cá nhân khi tiến hành các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
– Thứ tám, trong trường hợp có quy định về nghĩa vụ kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết và không tuân thủ quy định này;
Vậy với quy định nêu trên các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về giá trị hợp đồng là 0 đồng nhưng trong trường hợp nếu mà việc thỏa thuận này về bản chất là nhằm mục đích trốn tránh hoặc giảm nghĩa vụ thuế đã ấn định thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến pháp luật thuế và văn bản pháp luật có liên quan.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Quản lý thuế 2019.