Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp. Cũng như các loại đất khác, đất nông nghiệp tham gia vào các hoạt động trong đó có hoạt động đấu thầu. Vậy giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới nhất được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới nhất:
Giá thầu đất nông nghiệp được ban hành theo quyết định của UBND cấp tỉnh của từng địa phương. Dưới đây là các quyết định quy định về bảng giá đất nông nghiệp của 63 tỉnh thành tại Việt Nam:
– Nguyên tắc đấu giá đất nông nghiệp theo quy định tại điều 117 Luật đất đai 2013:
+ Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;
+ Đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.
2. Phân loại đất nông nghiệp:
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp được chia thành các loại sau:
– Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch với thời gian rất ngắn (VD: cây lúa, các loại cây hoa màu,…);
– Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm (VD: cây ăn quả, các loại cây lấy thân gỗ: bạch đằng, phi lao,…);
– Đất nông nghiệp dùng trong chăn nuôi: VD đất trồng cỏ tự nhiên dùng làm chăn nuôi gia súc;
– Đất rừng sản xuất: đất dùng trong sản xuất lâm nghiệp, đất dùng trong kinh doanh cảnh quan, phát triển khu du lịch sinh thái,…
– Đất rừng phòng hộ: đất dùng trong việc bảo vệ nguồn đất, nguồn nước; giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai; giúp cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu;
– Đất rừng đặc dụng: loại đất phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, đất phát triển hệ sinh thái rừng quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thắng cảnh;
– Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối: các phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi,… Phần đất ven biển được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác: các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; đất phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu thí nghiệm, ươm tạo giống cây trồng.
3. Quy trình đấu thầu đất nông nghiệp tại Việt Nam:
Được quy định tại chương II Thông tư liên tịch 14/2015/TT-BTNMT-BTP:
Bước 1: Lập phương án đấu giá đất
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt và đề xuất của các đơn vị về việc đấu giá quỹ đất hiện có; Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất và lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá.
Căn cứ phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt, đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ của các thửa đất đấu giá, gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường để thẩm định; sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 3: Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo hồ sơ thửa đất đấu giá do đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất chuẩn bị và ý kiến thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 4: Xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá.
Căn cứ quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá.
Bước 5: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Căn cứ phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt; đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Bước 6: Thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
+ Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất đúng với trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và nội dung cụ thể tại hợp đồng thuê thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất phối hợp với đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá mời đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường, tư pháp, tài chính, chính quyền địa phương nơi có đất bán đấu giá và đại diện tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tham dự, giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 7: Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao hồ sơ và Biên bản kết quả thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất từ đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất lập hồ sơ gửi cơ quan tài nguyên và môi trường để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đã quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 8: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
(Sau khi đã nộp tiền sử dụng đất thì sẽ sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Thông tư liên tịch số 14/2015/TT-BTNMT-BTP quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.