Giả mạo đơn khởi kiện xử lý như thế nào? Bị người khác giả mạo viết đơn khởi kiện phải làm thế nào?
Giả mạo đơn khởi kiện xử lý như thế nào? Bị người khác giả mạo viết đơn khởi kiện phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vừa nhận được tin, có đơn kiện của tôi ghi rõ địa chỉ họ tên chữ ký rõ ràng. Nhưng người viết đơn không phải là tôi. Tôi phải làm gì để lấy lại công bằng và chứng minh tôi không phải người viết đơn. Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Giải quyết vấn đề:
Hành vi giả mạo chữ viết, chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào hậu quả xảy ra có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Để lấy lại sự công bằng cho mình thì bạn có thể làm đơn trình báo, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố Cáo 2011.
" 1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."
Theo đó, bạn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền (UBND xã, phường, thị trấn) có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011.
"1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."
Khi gửi đơn tố cáo, bạn cần đưa ra những chứng cứ chứng minh,cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo của mình về hành vi giả mạo chữ ký và chữ viết của mình và thông tin cá nhân của bạn,trong đơn khởi kiện đó không phải là bạn. Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội. Chẳng hạn: Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,… mức tiền phạt như sau:
Điều 284: Tội giả mạo trong công tác Bộ Luật Hình sự 1999.
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
A) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
B) Làm, cấp giấy tờ giả;
C) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Có tổ chức;
B) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
C) Phạm tội nhiều lần;
D) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".
Giải pháp tiếp theo, bạn có thể tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan tổ chức khác, để tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình. Nếu việc giả mạo chữ ký gây hậu quả không nghiêm trọng đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
"1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành vi giả mạo đơn khởi kiện: 1900.6568
Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của hành vi nói trên mà có những chế tài xử lý cụ thể. Nếu có cơ sở, căn cứ pháp lý cụ thể, thiệt hại rõ ràng, bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm theo Điều 611 của Bộ Luật Dân Sự 2005:
"Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".