Gia hạn sử dụng đất là hoạt động pháp lý được thực hiện thường xuyên trong quá trình sử dụng đất của người dân và công tác quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế:
Gia hạn sử dụng đất là hoạt động pháp lý được thực hiện thường xuyên trong quá trình sử dụng đất của người dân và công tác quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 95
+ Trường hợp 1: Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Trường hợp 2: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên và thực hiện các thủ tục liên quan đến đổi tên quyền sử dụng đất thì được phép đăng ký biến động đất đai.
+ Trường hợp 3: Người dân tiến hành đăng ký biến động đất đai khi có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.
+ Trường hợp 4: Trong trường hợp có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký thì việc đăng ký biến động đất đai được tiến hành thực hiện.
+ Trường hợp 5: Đăng ký biến động đất đai phải được thực hiện khi người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Trường hợp 6: Trong trường hợp có thay đổi thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ thực hiện đăng ký biến động đất đai.
+ Trường hợp 7: Đăng ký biến động đất đai được áp dụng thực hiện khi người sử dụng đất chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này (tức chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi hình thức sử dụng đất).
+ Trường hợp 8: Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
+ Trường hợp 9: Đăng ký biến động đất đai được tiến hành thực hiện khi người sử dụng đất chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
+ Các trường hợp khác được đăng ký biến động đất đai: Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Theo quy định tại điều luật trên, gia hạn sử dụng đất là một trong những trường hợp được áp dụng thực hiện đăng ký biến động đất đai. Đồng thời, pháp luật chỉ quy định về việc gia hạn thời gian sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai chứ không đưa ra quy định cụ thể với từng loại đất như thế nào. Vậy nên, có thể khẳng định, gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế cũng là một trong những trường hợp phải đăng ký biến động thuộc vào trường hợp có thay đổi thời hạn sử dụng đất.
2. Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế:
Khi tiến hành gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế, người dân tuân thủ thực hiện theo quy trình, thủ tục sau đây:
– Bước 1: Nộp hồ sơ biến động.
Cá nhân, tổ chức muốn gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế thì phải chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Đơn xin đăng ký biến động đất đai.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ nêu trên, người dân sẽ gửi hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh ( hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tùy trường hợp).
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận hồ sơ mà người sử dụng đất nộp lên.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ chuyển hồ sơ về cho cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả hồ sơ về đề người sử dụng đất sửa chữa, chỉnh lý.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ.
Trong trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện gia hạn sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Trong trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.
– Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Bước 5: Trả kết quả.
Sau khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu số 09/ĐK[1] |
| ||||
|
|
| ||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển…. Ngày…… / …… / …… Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên)
|
| |||||
|
| |||||
ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
|
| |||||
|
| |||||
Kính gửi: …….. |
|
| ||||
|
| |||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn) |
| |||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): …………. 1.2. Địa chỉ(1):…… |
|
| ||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp 2.1. Số vào sổ cấp GCN:…; 2.2. Số phát hành GCN:……; 2.3. Ngày cấp GCN … / … / ….; |
|
| ||||
3. Nội dung biến động về: ………….. |
|
| ||||
3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động:……… | 3.2. Nội dung sau khi biến động:…….; |
| ||||
4. Lý do biến động………… |
|
| ||||
5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động…………… |
|
| ||||
6. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn này gồm có: – Giấy chứng nhận đã cấp; ……… |
|
| ||||
|
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…, ngày … tháng …. năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II-XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng và đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp) | |
Ngày……. tháng…… năm …… Công chức địa chính (Ký, ghi rõ họ tên)
| Ngày……. tháng…… năm …… TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu)
|
III- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
……… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, cức vụ) |
Ngày……. tháng…… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
|
IV- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Chỉ ghi ý kiến đối với trường hợp gia hạn sử dụng đất) | |
…… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
| Ngày……. tháng…… năm …… Thủ trưởng cơ quan (Ký tên, đóng dấu) |
Chú ý:
– Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
– Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ vào Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này.
– Đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;