Nhiều người lợi dụng tình trạng say rượu để gây ra thiệt hại cho người khác hoặc thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Vậy gây thiệt hại khi say rượu có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Mục lục bài viết
1. Gây thiệt hại khi say rượu thì có phải bồi thường không?
Có khi say rượu, con người ta thường lâm vào tình trạng không còn tỉnh táo và khó có thể kiểm soát được hành vi của mình. Đây là một trong những trạng thái rất dễ gây thiệt hại cho người khác, thậm chí là gây thiệt hại về tính mạng cho những người xung quanh. Nhiều người lợi dụng tình trạng say rượu để chối bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà mình đã gây ra. Vậy: Gây thiệt hại trong tình trạng say rượu có phải bồi thường hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trước hết, pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được xác định trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Người do uống rượu hoặc do sử dụng các chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng làm chủ hành vi và gây thiệt hại cho người khác thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Khi một người cố ý dùng rượu hoặc sử dụng các chất kích thích để làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng làm chủ hành vi từ đó gây ra thiệt hại cho người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại;
– Nếu người tự mình sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích mà gây ra thiệt hại cho người khác nhưng họ được xác định là người dưới 15 tuổi, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải là những người trực tiếp sử dụng chất kích thích trong trường hợp này. Trong trường hợp này, pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật, thuộc về trường học, bệnh viện và các tổ chức khác quản lý những đối tượng này căn cứ theo quy định tại Điều 586 và Điều 599 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Nhìn chung thì có thể nói, gây thiệt hại trong tình trạng say rượu không phải là một trong những căn cứ để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc là căn cứ để giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 585 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Theo đó thì trong quá trình bồi thường thiệt hại cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế xảy ra phải được bồi thường một cách toàn bộ và kịp thời. Các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về mức bồi thường, thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng hiện vật, bồi thường bằng một công việc cụ thể, có quyền thỏa thuận về phương thức bồi thường một lần hoặc bồi thường nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể sẽ được giảm mức bồi thường nếu như nhận thấy thiệt hại xảy ra họ không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại đó quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại;
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây ra thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường sao cho phù hợp với thực tế;
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi gây ra thiệt hại trên thực tế thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Bên có quyền lợi bị xâm phạm không được bồi thường nếu như nhận thấy thiệt hại đó xảy ra do bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để có thể ngăn chặn hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Có thể nói, quá trình bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được thực hiện dựa trên các nguyên tắc theo như phân tích nêu trên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 596 của Bộ đó thật sự năm 2015 có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, từ đó gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên những thiệt hại mà mình đã gây ra;
– Một người có hành vi cố tình sử dụng rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi từ đó gây ra thiệt hại cho người khác thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về giảm mức bồi thường thiệt hại cho những đối tượng được xác định là người trong tình trạng say rượu, do đó, mức bồi thường sẽ được dựa trên sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người gây ra thiệt hại chủ động và tự nguyện sử dụng rượu bia và các chất kích thích khiến cho bản thân lâm vào tình trạng không thể nhận thức và làm chủ hành vi, từ đó dẫn đến những hành vi gây thiệt hại cho người khác thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi của mình gây ra. Bởi vì họ đã có lỗi trong việc để mình rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Vì vậy, trong tình trạng say rượu vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Mức độ bồi thường khi gây thiệt hại trong tình trạng say rượu:
Theo như phân tích nêu trên, vì gây thiệt hại trong tình trạng say rượu vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên những thiệt hại xảy ra trên thực tế. Về mức độ bồi thường, căn cứ theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015, người nào gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác thì sẽ phải bồi thường các khoản chi phí sau đây:
– Chi phí hợp lý phục vụ cho quá trình cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại, nếu như thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì sẽ áp dụng theo mức thu nhập trung bình của các lao động cùng loại trên thị trường lao động;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của những đối tượng được xác định là người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong khoảng thời gian người bị thiệt hại cần phải điều trị;
– Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác có thể sẽ phải trả thêm một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu như các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm sẽ được xác định là không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Như vậy có thể nói, về nguyên tắc thì người gây ra thiệt hại trong tình trạng say rượu sẽ phải bồi thường các khoản chi phí theo như phân tích nêu trên.
3. Khi nào người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó có thể kể đến một số căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:
– Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm, có hành vi xâm phạm đến uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và gây ra thiệt hại cho người đó thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì những đối tượng được xác định là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy có thể nói, người gây ra thiệt hại sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng;
– Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng;
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
– Các bên có thỏa thuận khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.