Thực tế trong nhiều vụ va chạm, có những người gây tai nạn xong đã bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. Vậy hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có phải đi tù hay không?
Mục lục bài viết
1. Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, các vụ tai nạn giao thông xảy ra vô cùng phổ biến trong đời sống xã hội kéo theo nhiều hệ quả không đáng có. Tai nạn giao thông xảy ra luôn mang lại những đau thương và mất mát cho những người trong cuộc và gia đình của họ, vì vậy vấn đề này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên cũng có nhiều vụ việc tai nạn giao thông xảy ra gây nhiều bức xúc trong dư luận và trong đời sống xã hội, bởi lẽ người gây ra tai nạn giao thông đó bỏ trốn sau vụ việc tai nạn giao thông xảy ra trên thực tế và bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch. Có lẽ, xuất phát từ tâm lý lo lắng và sợ hãi, hiện tượng bỏ trốn sau quá trình gây ra tai nạn giao thông đã không còn trở nên quá xa lạ trong đời sống hiện nay, đồng hành với đó là sự thờ ơ và vô cảm trong trách nhiệm của con người đối với tính mạng và sức khỏe của người khác, chủ nghĩa cá nhân luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm khắc để đảm bảo an toàn tính mạng cho những người tham gia giao thông. Hành vi bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và phải chịu chế tài phù hợp tùy thuộc vào tính chất và mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế. Hầu hết nguyên nhân có thể kể đến đối với tình huống này như sau:
– Người gây ra tai nạn muốn trốn tránh trách nhiệm cho nên đã nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường;
– Người gây ra tai nạn giao thông xuất phát từ tinh thần sợ hãi và lo lắng cho nên đã trốn tránh khỏi hiện trường;
– Người gây ra tai nạn sợ người nhà của nạn nhân cứt động và đe dọa cho nên đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Thực tế, dù xuất phát từ bất cứ lý do nào thì đây cũng bị coi là hành vi đáng lên án. Trong nhiều vụ va chạm, do được đưa đi cấp cứu kịp thời cho nên tính mạng của người bị nạn đã được đảm bảo. Còn nhiều vụ va chạm thì ngược lại, người gây ra tai nạn giao thông đã bỏ, vì thế tính mạng của nạn nhân bị đe dọa nghiêm trọng do không được cấp cứu kịp thời, thậm chí có thể tử vong tại chỗ. Nhiều người lợi dụng hiện trường lộn xộn và người gặp nạn mất khả năng kiểm soát, lợi dụng các tuyến đường vắng người qua lại để trốn tránh trách nhiệm. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông như sau:
– Dừng ngay phương tiện và giữ nguyên hiện trường, tiến hành các hoạt động cần thiết để cấp cứu nạn nhân và phải có mặt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hợp tác;
– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi cơ quan chức năng đến hiện trường và xử lý vụ việc, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương cần phải đưa đi cấp cứu kịp thời hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hoặc xuất phát từ lý do đe dọa đến tính mạng của nạn nhân, tuy nhiên sau đó phải ngay lập tức trình báo với
– Cung cấp đầy đủ thông tin xác thực và trung thực về vụ tai nạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn cũng phải có trách nhiệm sau đây:
– Bảo vệ hiện trường xảy ra vụ tai nạn giao thông;
– Giúp đỡ và cứu chữa kịp thời cho người bị tai nạn giao thông;
– Báo tin ngay cho
– Bảo vệ tài sản của người bị nạn và tính mạng sức khỏe của người gặp nạn, cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn giao thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy thì có thể nói, người điều khiển phương tiện giao thông gây ra tai nạn sẽ phải có trách nhiệm đưa người bị nạn đi cấp cứu kịp thời. Hành vi gây tai nạn xong bỏ trốn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên.
2. Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có phải đi tù không?
Hành vi gây ra tai nạn xong bỏ trốn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 260 của
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%.
Hậu quả trên đây đòi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm. Lỗi được xác định là nỗi vô ý. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không mong muốn cho hậu quả thiệt hại xảy ra mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hậu quả đó do cẩu thả. Theo đó thì điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Hai khung kính và tăng nặng được quy định là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Vì thế, khi vụ việc tai nạn xảy ra, người gây ra tai nạn cần phải giữ bình tĩnh và kiểm soát bản thân để có hành xử hợp pháp, cần phải xem xét xem mình có bị thương hay không và đối phương có bị thương không, Trong trường hợp xét thấy người bị nạn có tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cần phải ngay lập tức cấp cứu để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho hai. trong trường hợp xét thấy người bị nạn có tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cần phải ngay lập tức cấp cứu để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho hai bên. Không nên nóng vội để bỏ trốn khỏi hiện trường kéo theo những trách nhiệm pháp lý không đáng có. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601
3. Mức xử phạt đối với hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn:
Căn cứ theo quy định tại
Người điều khiển phương tiện vi phạm | Phạt tiền (VNĐ) | Hình phạt bổ sung | Căn cứ xử phạt |
Xe ô tô và các loại xe khác tương tự xe ô tô | 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng | Điều 5 |
Xe mô tô, xe gắn máy, bao gồm cả xe máy điện, các loại xe khác tương tự xe mô tô và xe gắn máy | 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng | Khoản 8 và khoản 10 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) |
Máy kéo và xe máy chuyên dùng | 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 5 tháng đến 7 tháng | Khoản 8 và khoản 10 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) |
Xe đạp, xe đạp máy, bao gồm cả xe đạp điện và xe thô sơ khác | 400.000 đồng đến 600.000 đồng | Không áp dụng hình phạt bổ sung | Khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
–
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.