Gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để giải quyết dứt điểm trường hợp này?
Gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để giải quyết dứt điểm trường hợp này?
Tóm tắt câu hỏi:
Có công ty khai thác đá san ủi mặt bằng ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu cho ruộng, ao cá của nhân dân chúng tôi, đã nhiều lần UBND xã lập biên bản đình chỉ, cho tôi hỏi công ty san đất trực tiếp xuống suối và làm ảnh hưởng nguồn nước của người dân có bị xử phạt hành chính không? Làm thế nào để chấm dứt hành vi này của công ty khác thác đá.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
"- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
– Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. "
Như vậy, tùy thuộc vào hành vi của công ty khai thác đá, nếu có hành vi khai thác làm ô nhiễm nguồn nước của người dân xung quanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Nếu có hành vi vi phạm khác quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Để giải quyết dứt điểm trường hợp này, các hộ gia đình bị ảnh hưởng nên có đơn khiếu nại gửi trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện để cơ quan có thẩm quyền xuống giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho các hộ gia đình.