Hiện nay, do nhiều tác động từ tự nhiên mà các cấu trúc vùng biển tại mỗi quốc gia đang có sự thay đổi trong đó có những eo biển quốc tế đang được hình thành nhiều hơn. Vậy, eo biển quốc tế là gì? Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế?
Mục lục bài viết
1. Eo biển quốc tế là gì?
Eo biển quốc tế được quy định trong Luật biển quốc tế về những chế định quốc tế. Theo đó, eo biển quốc tế được hiểu là tuyến đường biển tự nhiên nối các biển, các đại dương lại với nhau không theo một quy luật nào mà xuất phát hoàn toàn tự nhiên, do thiên nhiên tạo nên và được sử dụng cho giao thông hàng hải quốc tế. Eo biển có thể xuất phát từ bất kỳ đâu trên biển và nối liền các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau như biển cả, vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải với biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế khác.
Eo biển quốc tế được dịch sang tiếng anh như sau: An international strait
Khái niệm về eo biển quốc tế được dịch sang tiếng anh như sau:
An international strait is understood as a natural sea route connecting the seas and oceans together without any rules but completely natural, created by nature and used for maritime traffic. international.
2. Các quy chế pháp lý đặc biệt với eo biển quốc tế:
Thứ nhất, các đường ở biển cả hay đường qua một vùng đặc quyền kinh tế nằm trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế.
Eo biển được quy định trong văn bản Công ước quốc tế 1982 không áp dụng đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế, nếu như có thể vượt qua eo biển đó bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn; về các con đường này, những phần khác tương ứng của công ước có thể được áp dụng, kể cả các quy định liên quan đến tự do hàng hải và tự do hàng không.
Thứ ba, quyền quá cảnh
- Trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và giữa một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các tàu thuyền và phương tiện bay đều được hưởng quyền quá cảnh mà không bị cản trở, trừ trường hợp hạn chế là quyền đó không được áp dụng cho các eo biển do lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một hòn đảo thuộc quốc gia này tạo thành, khi ở ngoài khơi hòn đảo đó có một con đường đi trên biển cả, hay có một con đường đi qua một vùng đặc quyền về kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn.
- Thuật ngữ “quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện, quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế. Tuy nhiên, đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, đề rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó. Khi một tàu thuyền của một quốc gia khác muốn đi qua eo biển của quốc gia có eo biển với mức độ thường xuyên để hoạt động vận chuyển hàng hóa, hay mục đích gì khác bắt buộc phải có sự cho phép của quốc gia. Vì việc đi lại quá nhiều, nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động liên quan của quốc gia đó, chính vì vậy cần có sự đồng ý của quốc gia có eo biển.
- Bất kỳ hoạt động nào không thuộc phạm vi thực hiện quyền quá cảnh qua các eo biển đều tùy thuộc vào các quy định khác có thể áp dụng của Công ước mà cân nhắc việc quá cảnh này có được cho phép hay không.
Thứ tư, các nghĩa vụ của tàu thuyền và phương tiện bay trong khi quá cảnh
– Trong khi thực hiện quyền quá cảnh, các tàu thuyền và phương tiện bay:
+ Đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ, phải thực hiện nhanh nhất có thể không được trì hoãn hay đi với tốc độ chậm, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đi lại của các quốc gia khác và tạo điều kiện cho một số quốc gia có ý đồ xấu.
+ Không được đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc pháp luật quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc. Việc này nhằm tạo nên mối quan hệ hợp tác, hoạt động trên nguyên tắc hòa bình, tránh gây xung đột mà dẫn đến mâu thuẫn giữa các quốc gia.
+ Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp. Một số hoạt động vận chuyển hàng hóa không may xảy ra sự cố tràn nước, hay bị rơi hàng hóa, tàu thuyền bị hư hỏng thì có thể được yêu cầu tạm dừng một thời gian ngắn để khắc phục sự cố này.
+ Tuân thủ các quy định thích hợp khác được quy định tại Công ước.
– Trong khi quá cảnh các tàu thuyền tuân thủ:
+ Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung về mặt an toàn hàng hải, nhất là các quy tắc quốc tế để phòng ngừa đâm va trên biển;
+ Các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận chung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra.
– Trong khi quá cảnh, các phương tiện bay:
+ Tôn trọng các quy định về hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đề ra để áp dụng cho các phương tiện bay dân dụng; bình thường các phương tiện bay của Nhà nước phải tuân thủ các biện pháp an toàn do các quy định đề ra và khi hoạt động vào bất kỳ lúc nào, các phương tiện bay cũng phải chú ý đến an toàn hàng không để tránh xảy ra tai nạn do va chạm trên cùng đường bay.
+ Thường xuyên theo dõi tần số điện đài mà cơ quan có thẩm quyền được quốc tế chỉ định làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông hàng không đã phân bổ cho, hoặc tần số quốc tế về nguy cấp.
Thứ năm, nghiên cứu và đo đạc thủy văn
Trong khi quá cảnh, các tàu thuyền nước ngoài, kể cả các tàu thuyền chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học biển hay cho đo đạc thủy văn, không được dùng để nghiên cứu hoặc đo đạc nếu không được phép trước của các quốc gia ven eo biển. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến chủ quyền biển của những quốc gia có biển. Việc sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị dò tìm…chỉ được trình lên quốc gia đó và có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó.
Thứ sáu, các tuyến đường và các cách bố trí phân chia luồng giao thông trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế
- Các quốc gia ven eo biển khi có nhu cầu bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đi qua các eo biển, có thể ấn định các tuyến đường và quy định các cách phân chia luồng giao thông.
- Các quốc gia nói trên, khi hoàn cảnh đòi hỏi và sau khi đã công bố theo đúng thủ tục biện pháp này, có thể ấn định các tuyến đường mới hay quy định các cách mới phân chia luồng giao thông thay thế mọi tuyến đường hay mọi cách phân chia luồng giao thông đã được ấn định hay quy định trước đó.
- Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông cần phải phù hợp với quy định quốc tế đã được chấp nhận chung, phù hợp với điều kiện đi lại của các tàu thuyền của các quốc gia thành viên và đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến những tuyến đường nội địa.
- Trước khi ấn định hay thay thế các tuyến đường hoặc trước khi quy định hay thay thế các cách phân chia luồng giao thông, các quốc gia ven eo biển gửi các đề nghị của mình cho tổ chức quốc tế có thẩm quyền thông qua. Tổ chức này chỉ có thể chấp nhận các tuyến đường và cách phân chia luồng giao thông nào đã có thể thỏa thuận với các quốc gia ven eo biển; khi đó, các quốc gia này có thể ấn định, quy định hoặc thay thế các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông này. Việc ấn định các tuyến đường này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia có biển chính vì vậy việc soạn thảo các văn bản đề nghị phải có sự tham khảo ý kiến của tố chức quốc gia có thẩm quyền và lấy ý kiến và thông phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và đầy đủ. Phải có sự đồng ý của tất cả các quốc gia này.
- Các quốc gia ven eo biển ghi rõ ràng lên các hải đồ tất cả các tuyến đường hay tất cả các cách phân chia luồng giao thông mà mình đã thiết lập và công bố các hải đồ này theo đúng thủ tục.
- Trong khi quá cảnh, tàu thuyền tôn trọng các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông đã được thiết lập theo đúng điều này. Trường hợp xảy ra sai phạm trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đi lại tại các tuyến đường gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia khác thì sẽ bị áp dụng theo nguyên tắc xử lý chung.
3. Các luật và quy định của quốc gia ven eo biển liên quan đến việc quá cảnh:
– Ngoài áp dụng quy định chung của Công ước thì các quốc gia ven eo biển có thể ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua eo biển để đảm bảo quyền lợi của quốc gia mình, cụ thể các vấn đề sau đây:
+ An toàn hàng hải và điều phối giao thông trên biển áp dụng theo các tuyến đường và các cách bố trí phân chia luồng giao thông trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế.
+ Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường, bằng cách thi hành quy định quốc tế có thể áp dụng được về việc trút bỏ dầu, cặn dầu và các chất độc hại trong eo biển. Vấn đề bảo vệ môi trường trên biển đang là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu khi tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng.
+ Việc cấm đánh bắt hải sản đối với các tàu đánh bắt hải sản; kể cả quy định việc xếp đặt các phương tiện đánh bắt sẽ bị xử lý theo những quy định chung. Đây là tài nguyên của mỗi quốc gia chính vì vậy không có bất kỳ quốc gia được phép khai thác tài nguyên biển của quốc gia khác với mục đích lợi nhuận.
+ Xếp, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven eo biển.
Các luật và quy định này không được dẫn đến bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài, việc áp dụng các luật và quy định này không được có tác dụng ngăn cản, hạn chế hay gây trở ngại cho việc thực hiện quyền quá cảnh như đã được xác định theo những quy định trên.
Các quốc gia ven eo biển công bố những luật và quy định này theo đúng thủ tục. Tránh trường hợp trái với những quy định chung của công ước đặt ra, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác.
Các tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển phải tuân thủ các luật và quy định của từng quốc gia nội địa,
Trong trường hợp một tàu hay một phương tiện bay được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền vi phạm các luật và quy định này, quốc gia mà con tàu mang cờ hay quốc gia đăng ký phương tiện bay phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hay thiệt hại có thể gây ra cho eo biển.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế 1982.