Đất thương mại dịch vụ có mục đích chính là để kinh doanh thương mại, dịch vụ và xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại. Như vậy, trên thực tế được xây dựng công trình nào trên đất thương mại, dịch vụ?
Mục lục bài viết
1. Được xây dựng công trình nào trên đất thương mại, dịch vụ?
Đất thương mại dịch vụ là một trong những loại đất nhằm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đây là loại đất được sử dụng với mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ.Chính vì vậy mà đất thương mại dịch vụ khi chủ sở hữu muốn xây dựng những công trình để kinh doanh thương mại thì cũng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất và phải được sự cho phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất sử xây dựng công trình khác không phù hợp với đất thương mại, dịch vụ hoặc sử dụng đất thương mại dịch vụ không đúng mục đích thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
1.1. Đất thương mại dịch vụ là gì?
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, căn cứ vào phân loại đất được quy định tại Điều 153, Điều 10
– Xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ;
– Xây dựng các công trình khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Tuỳ thuộc vào từng đối tượng sử dụng đất thương mại dịch vụ khác nhau mà hình thức sử dụng đất thương mại, dịch vụ cũng có sự khác nhau, cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ thông qua những hình thức sau:
+ Được Nhà nước cho thuê đất sử dụng với mục đích kinh doanh, thương mại theo quy định của pháp luật;
+ Được thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
– Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước ử dụng đất thương mại dịch vụ thông qua những hình thức sau:
+ Được Nhà nước cho thuê đất sử dụng với mục đích kinh doanh, thương mại theo quy định của pháp luật;
+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật, nhận quyền sử dụng đất từ những chủ thể là cá nhân, tổ chức khác;
+ Thuê đất; Thuê lại đất từ các chủ thể là cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;;
+ Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua các hình thức sau:
+ Được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của pháp luật;
+ Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khá theo quy định của pháp luật;
+ Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất từ các nhân, tổ chức khác để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nếu thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và các quy định khác.
1.2. Các công trình được phép xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ:
Các công trình được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ được quy định tại Điều 153
– Xây dựng công trình là cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ (tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, ……)
– Xây dựng công trình khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ trong đó có bao gồm trụ sở, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế….).
2. Những nghĩa vụ phải thực hiện khi xây dựng các công trình trên đất thương mại, dịch vụ:
Người sử dụng đất thương mại, dịch vụ khi xây dựng các công trình trên đất thương mại dịch vụ thì phải thực hiện những nghĩa vụ được quy định tại Điều 170 Luật đất đai 2013, cụ thể:
– Sử dụng đất thương mại dịch vụ đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không theo quy định của pháp luật;
– Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khi xây dựng công trình trên đất thương mại, dịch vụ, người sử dụng đất phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện đầy đủ những thủ tục đăng ký khi chuyển đổi, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất…..theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất thương mại dịch vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Trong quá trình sử dụng, xây dựng công trình trên đất thương mại, dịch vụ, người sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường;
– Trong quá trình sử dụng, xây dựng công trình trên đất thương mại, dịch vụ, người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, xây dựng công trình trên đất thương mại, dịch vụ, người sử dụng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
– Khi hết thời hạn sử dụng đất thương mại, dịch vụ hoặc khi có quyết định thu hồi đất, người sử dụng đất phải giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý đối với hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất thương mại dịch vụ:
Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định đối với các trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất thương mại, dịch vụ sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:
+ Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đất thương mại, dịch vụ;
+ Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật;
+ Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định của pháp luật.
– Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi vi phạm theo quy định.
Trường hợp muốn xây dựng nhà ở trên đất thương mại dịch vụ thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở. Theo đó, căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thương mại, dịch vụ sang đất ở dựa trên kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất hàng năm tại địa phương đó, Khi làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất (bản gốc);
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người sử dụng đất.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa (tại địa phương đã thành lập bộ phận một cửa) để thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cơ quan có thẩm quyền trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Như vậy có thể thấy việc sử dụng đúng mục đích sử dụng đất là nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất đây cũng là cơ sở để bảo vệ đất trong quá trình sử dụng đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan quản lý đất đai thực hiện tốt được vai trò của mình trong việc quản lý cũng như phát triển được quỹ đất trong quá trình sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng