Hiện nay xảy ra nhiều hiện tượng, đến ngày hẹn nhưng vì những lí do khác nhau mà người dân không thể tự mình đi lấy căn cước công dân tại cơ quan công an. Nhiều người thắc mắc: Liệu có được ủy quyền cho người thân đi lấy hộ thẻ căn cước hay không?
Mục lục bài viết
1. Được ủy quyền cho người thân lấy hộ thẻ căn cước không?
1.1. Căn cước công dân được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật về căn cước công dân cụ thể là Điều 3 của văn bản hợp nhất Luật Căn cước công dân năm 2020 thì có quy định rằng, căn cước công dân là khái niệm để chỉ một loại giấy tờ ghi rõ về thông tin cơ bản, lai lịch và nhân dạng của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vậy thì thẻ căn cước công dân có thể hiểu một cách đơn giản đó là một loại giấy tờ tùy thân mà công dân Việt Nam ai cũng phải sợ hữu để chứng minh lại lịch, nó phản ánh đầy đủ thông tin của một công dân. Căn cước công dân bao gồm hai mặt: mặt trước của căn cước công dân có hình quốc huy của cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có số thẻ căn cước công dân, thông tin cơ bản của chủ căn cứ công dân ví dụ như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và quốc tịch, quê quán … Mặt sau của căn cước công dân lưu trữ những thông tin đã được mã hóa bởi hệ thống, vân tay hoặc đặc điểm nhận dạng của chú căn cước công dân, nơi cấp căn cước công dân, thẩm quyền và chữ ký của người cấp căn cước công dân, kèm theo quốc huy của cơ quan cấp căn cước công dân.
1.2. Có được ủy quyền cho người thân lấy hộ căn cước công dân không?
Căn cứ công dân được xem là một giấy tờ tùy thân chứng minh cho lai lịch hợp pháp của một công dân Việt Nam. Vì thế cho nên trong đời sống xã hội và trên phương diện pháp luật thì căn cước công dân đóng vai trò là một loại giấy tờ rất quan trọng và không thể thiếu. Bởi bất kỳ một hoạt động nào xảy ra đều có sự hiện diện của căn cước công dân, trong một số trường hợp nếu không có căn cước công dân thì sẽ không thể chứng minh được lý lịch của bản thân hoặc thậm chí đó có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, thiếu giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình làm căn cước công dân, do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả khách quan và chủ quan, chủ căn cứ công dân không thể tự mình đi lấy được căn cước công dân, ví dụ như do hoàn cảnh địa lý, tình trạng tính mạng sức khỏe, hoặc tính chất công việc, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan … khi đó người ta thường đặt ra nhu cầu nhờ người khác lấy hộ thẻ căn cước công dân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với câu hỏi: có được ủy quyền cho người thân lấy hộ căn cước công dân không? Thì câu trả lời là có. Bởi theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có quy định nào nghiêm cấm trường hợp người thân không được lấy hộ thẻ căn cước công dân. Vì thế cho nên trong trường hợp không thể trực tiếp đi lấy căn cước công dân thì có thể tiến hành ủy quyền cho người khác lấy hộ thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên trong quá trình ủy quyền thì cần phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân xã phường nơi công dân đó cư trú hoặc ra Văn phòng công chứng để thực hiện làm Giấy uỷ quyề/Hợp đồng uỷ quyền; ngoài ra thì cần phải có lý do chính đáng, trong trường hợp thật sự cần thiết thì có thể nhờ người thân đi lấy hộ thẻ căn cước công dân bởi đây không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
2. Những ai được lấy hộ thẻ căn cước công dân?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì bất kỳ công dân nào cũng đều có thể ủy quyền cho người khác đi nhận hộ thẻ căn cước công dân với tư cách là người đại diện. Cụ thể theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay, thì đại diện chính là khái niệm để chỉ việc cá nhân này thay cho cá nhân khác làm người đại diện vì mục đích bảo vệ quyền lợi cho cá nhân được đại diện tiến hành các hoạt động giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Các chủ thể không được để cho người khác đại diện cho mình nếu như pháp luật Việt Nam quy định rằng họ phải tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch đó. Người đại diện thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật để đáp ứng được phạm vi đại diện.
Nhưng thông thường để đảm bảo lòng tin thì các chủ thể khi gặp khó khăn trong quá trình đi lấy căn cước công dân họ sẽ thường nhờ người thân của mình để đi lấy. Vậy thì theo quy định của pháp luật về dân sự, khái niệm người thân thích được hiểu như thế nào? Người thân thích là khái niệm để chỉ những người có mối quan hệ gần gũi trong phạm vi ba đời, đó có thể là quan hệ về hôn nhân hoặc nuôi dưỡng, những người có cùng dòng máu trực hệ với nhau, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng; cháu ruột… Ngoài ra, khi thực hiện hành vi đi nhận hộ thẻ căn cước công dân, các chủ thể cần chuẩn bị các giấy tờ như: Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền lấy hộ căn cước, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người đi lấy hộ và khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ nộp phí.
3. Mẫu giấy ủy quyền lấy hộ căn cước công dân:
Như đã phân tích ở trên thì một trong những loại giấy tờ cần thiết để tiến hành lấy hộ căn cước công dân đó là
Ngoài ra trong quá trình soạn giấy, các bên cần lưu ý rằng đọc kỹ lại các điều khoản, nếu như không hiểu rõ thì sẽ được công chứng viên giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, sau đó mới tiến hành ký vào giấy hoặc
Nhìn chung thì giấy ủy quyền lấy hộ căn cước công dân có thể viết theo phương hướng như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
GIẤY ỦY QUYỀN
(v/v lấy hộ căn cước công dân)
Tôi tên là: …
Sinh ngày: …
Số căn cước công dân: … Cấp ngày: …Cấp tại: …
Địa chỉ thường trú: …
Bằng giấy ủy quyền này, tôi uỷ quyền cho:
Số căn cước công dân: … Cấp ngày: … Cấp tại: …
Địa chỉ thường trú: …
Ông/bà … được thay mặt tôi để thực hiện công việc lấy căn cước công dân mang tên tôi tại cơ quan có thẩm quyền: …
Với lý do như sau: ….
Thời hạn ủy quyền là … kể từ ngày ký giấy ủy quyền này.
Hai bên cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung được ghi trong giấy uỷ quyền này. Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung của giấy ủy quyền như đã nêu ở trên. Trong trường hợp mà người ủy quyền tiến hành những hoạt động trái quy định của pháp luật hoặc suất nhập cảnh trái phép hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị mất hoặc có căn cứ xác định việc lấy căn cước công dân không đúng quy định của pháp luật thì tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mà chúng tôi đã cam kết.
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN | NGƯỜI ỦY QUYỀN |
(Kí và ghi rõ họ tên) | (Kí và ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Căn cước công dân năm 2020;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BCA năm 2021 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Căn cước công dân do Bộ Công an ban hành.