Hiện nay, xuất phát vì nhiều lý do khác nhau, có thể do tuổi cao sức yếu, hoặc do hoàn cảnh khách quan ... mà các chủ thể không thể tự mình đi công chứng di chúc. Khi đó họ đặt ra câu hỏi: Liệu rằng có được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc hay không?
Mục lục bài viết
1. Được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc không?
1.1. Khái quát chung về ủy quyền công chứng di chúc:
Di chúc được coi là một trong những chế định vô cùng quan trọng của Bộ luật dân sự. Hiện nay vấn đề ủy quyền công chứng di chúc cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía độc giả. Tuy nhiên pháp luật vẫn chưa quy định và chưa giải thích cụ thể khái niệm ủy quyền công chứng di chúc là gì. Để hiểu hơn về khái niệm này, thì có thể căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, có ghi nhận về chế định đại diện theo ủy quyền. Theo đó thì:
– Một chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác tiến hành hoạt động xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự thay cho mình;
– Các thành viên trong hộ gia đình hoặc các thành viên trong tổ hợp tác, hoặc các tổ chức khác theo quy định của pháp luật không có tư cách pháp nhân có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận với nhau để cử ra một cá nhân hoặc một pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền để thực hiện hoạt động xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình và tổ hợp tác, cũng như các tổ chức không có tư cách pháp nhân đó;
– Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó sẽ phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện.
Đồng thời xoay quanh vấn đề này, có thể tìm hiểu thêm quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015, có đề cập đến hợp đồng, cụ thể như sau:
1.2. Được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Có được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu quy định của pháp luật trong lĩnh vực dân sự và pháp luật về công chứng. Cụ thể căn cứ tại Điều 56 Luật công chứng 2018, có ghi nhận về chế định công chứng di chúc, cụ thể như sau:
– Người lập di chúc sẽ phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc theo đúng quy định của pháp luật, vì thế cho nên người lập di chúc sẽ không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc thay cho họ dưới bất kỳ hình thức nào và vì bất kỳ lý do nào;
– Trường hợp công chứng viên nghi ngờ rằng người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể điều khiển được nhận thức và làm chủ hành vi của mình theo quy định của pháp luật về dân sự, hoặc công chứng viên có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc đe dọa, nhận thấy rằng di chúc này có yếu tố cưỡng ép, thì khi đó công chứng viên cần phải đề nghị người lập di chúc làm rõ vấn đề, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó;
– Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc lại muốn thay đổi nguyện vọng của mình, hoặc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần, hoặc hủy bỏ toàn bộ di chúc, thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào tiến hành việc công chứng di chúc đã sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hoặc hủy bỏ. Trường hợp di chúc đó đã được lưu giữ tại một số tổ chức hành nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật thì người lập di chúc sẽ cần phải tiến hành hoạt động thông báo cho các tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ những di chúc đó biết về việc sửa đổi, và bổ sung, hoặc hủy bỏ di chúc.
Như vậy theo quy định của pháp luật nêu trên, người lập di chúc sẽ cần phải tự mình đi yêu cầu công chứng di chúc, bởi khi đến công chứng di chúc thì công chứng viên cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi tiến hành hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật, vì thế cho nên không thể ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc thay cho mình. Đối với những trường hợp này thì công chứng viên hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu công chứng di chúc, và việc từ chối công chứng di chúc của công chứng viên là phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Di chúc bằng văn bản không được công chứng thì có hợp pháp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay, thì di chúc bằng văn bản không tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực vẫn được xem là di chúc hợp pháp, nếu xét thấy gì chút này có đầy đủ các điều kiện sau đây theo đúng quy định của pháp luật:
– Người lập di chúc phải minh mẫn và sáng suốt trong quá trình lập di chúc, người lập di chúc không bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép, người lập di chúc nêu lên nguyện vọng phù hợp với mong muốn của mình mà không bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không đi ngược với thuần phong mỹ tục, ngoài ra thì hình thức của di chúc cũng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được lập thành văn bản, ngoài ra thì loại di chúc của các chủ thể này cần phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý về việc lập di chúc để đảm bảo quyền lợi cho người lập di chúc;
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc di chúc của người không biết chữ sẽ phải được người làm chứng lập thành văn bản, ngoài ra thì di chúc của các loại chủ thể này cần phải tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định của pháp luật;
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc không có chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu đáp ứng được đầy đủ các quy định theo như đã phân tích ở trên;
– Di chúc bằng miệng cũng được coi là một loại hình di chúc hợp pháp nếu người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng, thì người làm chứng sẽ tiến hành hoạt động ghi chép lại và cùng ký tên, hoặc cùng điểm chỉ trên bản ghi chép đó. Trong thời hạn luật định đó là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày người lập chí chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, thì di chúc đó sẽ phải được công chứng viên hoặc các chủ thể có thẩm quyền chứng thực, xác nhận chữ kí theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, đối với câu hỏi: Di chúc bằng văn bản không được công chứng liệu có hợp pháp hay không? Theo như điều luật đã phân tích ở trên, thì di chúc bằng văn bản vẫn sẽ có hiệu lực nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên, và vẫn sẽ được coi là hợp pháp mặc dù không có công chứng, chứng thực.
3. Quy định của pháp luật về một số quyền của người lập di chúc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 626 của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay, thì người lập di chúc sẽ có một số quyền cơ bản sau đây:
Thứ nhất, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật, Người lập di chúc có quyền tự do thể hiện ý chí và quyết định ai sẽ là người được hưởng di sản do mình để lại sau khi qua đời, việc xác định này hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của người để lại di chúc mà sẽ không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng …
Thứ hai, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản của mình cho từng người thừa kế theo nhu cầu và mong muốn của họ. Người lập di chúc có quyền quyết định ai là người được hưởng di sản nhiều và ai là người được hưởng di sản ít trong khối di sản của mình.
Thứ ba, người lập di chúc có quyền giao một phần tài sản trong khối di sản của mình để thực hiện vào hoạt động thờ cúng hoặc di tặng, vào phần di sản này sẽ không được chia thừa kế mà sẽ giao cho một người thực hiện hoạt động quản lý vào việc thờ cúng.
Thứ ba, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho những người thừa kế. Người lập di chúc để lại di sản cho người nào đó thì họ cũng sẽ có quyền yêu cầu người này thực hiện một số công việc và nghĩa vụ nhất định khi nhận di sản mà họ để lại. Khi đó người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, và khi đó người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, đồng nghĩa với việc người này sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ được giao trong di chúc.
Thứ tư, người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia di sản theo mong muốn và nguyện vọng của mình. Người lập di chúc có thể yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng tiến hành hoạt động lưu giữ di chúc theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì họ còn có quyền chỉ định người mà mình tin tưởng để quản lý di sản và phân chia di sản theo nội dung của di chúc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.