Cá nhân được pháp luật thừa nhận toàn quyền quyết định đối với tài sản sở hữu hợp pháp của mình trong đó cả các vấn đề liên quan đến di chúc để lại sau khi chết. Vậy, di chúc đã lập rồi có được phép hủy bỏ di chúc không? Hủy bỏ di chúc thì hồ sơ có giấy tờ nào? Nộp ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Được phép hủy bỏ di chúc trong những trường hợp nào?
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện tối đa về quyền tự quyết, định đoạt tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Các quy định liên quan đến di chúc cũng thể hiện rõ tình thần này. Theo đó, cá nhân có toàn quyền định đoạt tài sản của mình để chuyển quyền sở hữu tài sản cho một cá nhân khác thông qua bản di chúc hợp pháp. Ngoài ra, pháp luật cũng công nhận sự thay đổi ý kiến, quan điểm của người này khi quyết định hủy bỏ di chúc.
Theo pháp luật dân sự, các cá nhân có thể hủy bỏ di chúc trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Liên quan đến di chúc miệng:
Di chúc miệng là một trong những hình thức được nhà nước công nhận tính hợp pháp. Hình thức này được diễn ra trong trường hợp tính mạng của một cá nhân bị cái chết đe dọa hoặc bản thân người này không thể tự lập di chúc bằng văn bản thì có thể lựa chọn lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, di chúc chúc được để lại theo hình thức này phải tuân thủ một số điều kiện nhất định và nếu không đảm bảo có thể nằm trong trường hợp bị hủy bỏ.
Theo đó, nếu một người để lại di chúc bằng miệng thì sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập nên vẫn còn sống, tinh thần minh mẫn sáng suốt thì bản di chúc bằng miệng này sẽ bị hủy bỏ ( quy định này được ghi nhận tại điều 629 bộ luật dân sự 2015).
– Trường hợp 2: cá nhân lập nên bản di chúc bằng văn bản, mà người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào (Căn cứ tại điều 640 bộ luật dân sự 2015);
– Trường hợp 3: khi người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì bản di chúc trước được lập nên sẽ bị hủy bỏ;
Trong thời điểm người lập di chúc đã chết, các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thấy rằng bản di chúc này không hợp lệ cả về mặt nội dung và hình thức thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Khi tiếp nhận thông tin và hồ sơ của các cá nhân thì Tòa án sẽ xem xét ra quyết định hủy bỏ bản di chúc hay không.
Mở rộng vấn đề: Bạn đọc cần lưu ý hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với việc tuyên bố di chúc vô hiệu. Mặc dù cả hai thuật ngữ này được sử dụng để chỉ thừa nhận sự chấm dứt điều chỉnh của nội dung ghi nhận trong bản di chúc đối với phần di sản thừa kế.
Để phân biệt thì cần xem xét đến các nguyên nhân chính dẫn đến tình huống này. Theo đó, di chúc vô hiệu do hai nguyên nhân chính đó là việc lập di chúc trái pháp luật, không phù hợp với đạo đức xã hội; Nội dung bản di chúc không còn phù hợp trên thực tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của các bên liên quan.
2. Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng:
2.1. Hồ sơ hủy bỏ di chúc:
Cá nhân lập bản di chúc có thể thay đổi bất cứ nội dung nào hoặc hủy bỏ trong bất kỳ thời điểm nào cũng được. Khi thực hiện chỉ cần đảm bảo những điều kiện cơ bản và pháp luật đã quy định. Theo đó khi muốn hủy bỏ cá nhân phải chuẩn bị một số giấy tờ sau để nộp tại tổ chức nghề công chứng theo lựa chọn của mình:
– Cá nhân cần chuẩn bị một phiếu yêu cầu công chứng trong phiếu này cần thể hiện rõ các thông tin cơ bản về nhân thân như họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung xoay quanh vấn đề cần công chứng và các danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
– Ngoài ra, các thông tin liên quan đến tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng và thời điểm được tiếp nhận hồ sơ cũng phải được ghi nhận rõ ràng:
-Khi làm thủ tục hủy bỏ di chúc thì cá nhân có thể tự soạn thảo văn bản hủy bỏ di chúc hoặc nếu không thể tự mình soạn thảo văn bản hủy bỏ được thì có thể sử dụng dịch vụ bên tổ chức hành nghề công chứng;
– Các thông tin về giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng có thể kể đến là căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng;
– Lưu ý là phải mang theo bản di chúc đã được công chứng của người yêu cầu.
2.2. Thủ tục thực hiện hủy bỏ di chúc:
Khi lựa chọn công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề thì văn bản này được lưu giữ tại tổ chức hành nghề tối đa là 20 năm nên cá nhân có sự thay đổi hoặc mong muốn hủy bỏ mà không thông báo cho cơ quan này sẽ dẫn đến nhiều những tranh chấp không đáng có. Chính vì vậy, người lập di chúc bắt buộc phải thông báo cho cơ quan hành nghề công chứng biết về việc thay thế di chúc. Hiện nay, hủy bỏ di chúc vô cùng đơn giản, các cá nhân cần lưu ý và thực hiện:
– Cá nhân lập nên di chúc sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được ghi nhận tại Mục 2 của bài viết sẽ đem bộ hồ sơ này đến bất cứ văn phòng hoặc phòng công chứng nào mà không bắt buộc phải do công chứng viên hoặc Văn phòng phòng công chứng đã từng công chứng di chúc trước đây thực hiện.
– Nếu yêu cầu hợp lệ thì tổ chức hành nghề công chứng sau khi tiếp nhận hồ sơ thì trong vòng hai ngày làm việc phải thực hiện hủy bỏ công chứng di chúc. Với một số trường hợp cần thêm khoảng thời gian để xem xét và xác minh thông tin và các điều kiện thì công chứng viên sẽ kéo dài thời gian giải quyết không quá 10 ngày làm việc(Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật công chứng 2014).
– Khi tiến hành thủ tục hủy bỏ bản di chúc cũ thì cá nhân có thể phải nộp một khoản lệ phí, thù lao công chứng ghi nhận tài Điều 4 thông tư 257/ 2016/TT-BTC. Với quy định này, phí công chứng được hủy bỏ di chúc là 25.000 đồng. Ngoài ra, cá nhân còn có thể trả thêm thù lao công chứng theo quy định của từng văn phòng phòng công chứng. Mức thù lao này không được vượt quá hạn mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh người yêu cầu công chứng quy định.
Như vậy, bản di chúc đã được công chứng không phủ nhận quyền thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc của cá nhân lập nên văn bản này. Trong trường hợp nếu muốn hủy bỏ một phần, toàn bộ di chúc có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào hoặc bất kỳ một công chứng viên nào thực hiện thủ tục này.
Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng khác thì người lập di chúc phải có văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc mình đã hủy bỏ bạn di chúc này.
3. Có phải huỷ di chúc cũ đã công chứng khi lập di chúc mới?
Như đã biết, bản di chúc được lập nên hoàn toàn dựa vào ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản. Người lập di chúc có toàn quyền chỉ định người thừa kế hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của người thừa kế cho người khác, cũng như có quyền phân chia cụ thể những phần di sản cho từng người được ghi nhận trong văn bản này.
Nếu người lập nên di chúc vẫn đảm bảo các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật Dân sự trong việc lập di chúc thì sau khi lập nên văn bản này người để lại di sản hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc đã lập trước đó, cụ thể tại Khoản 3 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 đã khẳng định rằng trường hợp người lập nên bản di chúc có thay đổi quyết định ý chí của mình thì có quyền lập nên bản di chúc thay thế bản di chúc cũ thì mặc nhiên bạn di chúc trước sẽ bị hủy bỏ.
Với ghi nhận như trên, cá nhân khi lập nên bản di chúc mới thì bản di chúc cũ sẽ bị hủy bỏ mà không bắt buộc người lập di chúc phải thực hiện thủ tục hủy bỏ bản di chúc trước đây.
Đồng thời, một người lập nên nhiều bản di chúc khác nhau thì theo Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự cũng đã hướng dẫn: Cá nhân để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì phải xem xét đến thời điểm bản di chúc được thành lập. Di chúc nào được thành lập sau cùng thì sẽ có tính hiệu lực pháp lý.
Căn cứ với các quy định nêu trên, di chúc mới được lập nên mặc nhiên hủy bỏ tính hiệu lực của bản di chúc trước đây và pháp luật cũng không bắt buộc người lập di chúc phải thực hiện thủ tục hủy bỏ.
4. Làm gì để giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc:
Xét về bản chất, di chúc chính là một giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống hàng ngày của các cá nhân nên nếu xảy ra tranh chấp hủy bỏ di chúc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là tranh chấp về giao dịch dân sự.
Vì vậy, căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những tranh chấp này vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cá nhân có quyền lợi khi nhận thấy bản di chúc đang được áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế của người đã chết không đảm bảo sự công bằng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân này thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện. Để thực hiện thủ tục này cá nhân làm đơn cùng với đó gửi kèm theo các căn cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu Tòa án xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán sẽ gửi đến người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi hoàn thành nghĩa vụ đóng án phí tại bên cơ quan thi hành án, biên lai thu tiền tạm ứng án phí sẽ được gửi lại cho bên Tòa án thì Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án và đưa vụ việc ra xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.