Đình công được xem là biện pháp đấu tranh kinh tế của người lao động nhầm gây sức ép về mặt kinh tế đối với người sử dụng lao động khi xảy ra mâu thuẫn. Vậy người sử dụng lao động có được đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra đình công hay không?
Mục lục bài viết
1. Được đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra đình công không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền của người sử dụng lao động khi xảy ra hiện tượng đình công tại nơi làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 203 của
– Người sử dụng lao động và người lao động có thể tiếp tục thỏa thuận với nhau để giải quyết nội dung về tranh chấp lao động tập thể hoặc hai bên sẽ cùng nhau đề nghị chủ thể có thẩm quyền đó là hòa giải viên lao động hoặc hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động hoặc tiến hành hoạt động hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công căn cứ theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật lao động năm 2019 có những quyền cơ bản sau đây:
+ Có quyền rút quyết định đình công theo quy định của pháp luật nếu chưa tiến hành hoạt động đình công trên thực tế hoặc chấm dứt quá trình đình công nếu như đang tiến hành hoạt động đình công trên thực tế;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động có những quyền cơ bản sau đây:
+ Chấp nhận toàn bộ yêu cầu hoặc chấp nhận một phần yêu cầu của người lao động và tổ chức đại diện của người lao động, thông báo bằng văn bản cho các tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và đang lãnh đạo quá trình đình công tại nơi làm việc;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để có thể duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp hoặc đóng cửa tạm thời nơi làm việc để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đó do quá trình đình công đang diễn ra;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, tại nơi làm việc nếu như xảy ra quá trình đình công, thì người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xét thấy thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp do người lao động đang tiến hành đình công;
– Mục đích của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc là để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đó do người lao động đang tiến hành đình công.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về những trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ không được phép đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Trước 12.00 so với thời điểm bắt đầu đình công được quy định trong quyết định đình công;
– Sau khi người lao động đã ngừng đình công trên thực tế.
Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi quá trình đình công đang diễn ra, hoạt động đình công dẫn đến khả năng không đầy đủ điều kiện để có thể duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp hoặc mục đích của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc đó là để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Nếu như người lao động đã ngừng đình công trên thực tế thì người sử dụng lao động sẽ không được phép đóng cửa tạm thời nơi làm việc đó.
2. Quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra đình công có phải thông báo không?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, trong một số trường hợp nhất định thì người sử dụng lao động vẫn được phép ra quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra hiện tượng đình công. Tuy nhiên trong quá trình đình công thì người sử dụng lao động cần phải thông báo công khai về quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 205 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Theo đó thì nghĩa vụ thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc thuộc về người sử dụng lao động. Cụ thể là, Ít nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước khi ra quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc thì người lao động sẽ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo quy định của pháp luật tại nơi làm việc và thông báo trực tiếp cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền sau đây:
– Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và đang lãnh đạo quá trình đình công của người lao động;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi làm việc dự kiến đóng cửa tạm thời;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi làm việc dự kiến đóng cửa tạm thời.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi xảy ra hiện tượng đình công thuộc một trong những trường hợp theo như phân tích nêu trên và phải thông báo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong khoảng thời gian ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời do xảy ra hiện tượng đình công của người lao động.
3. Xử phạt hành vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Trong đó có quy định về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với những đối tượng được xác định là người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc có quyết định ngừng đình công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động thực hiện hành vi cản trở quá trình đình công hoặc kích động hoặc lôi kéo hoặc có hành vi ép buộc người lao động đình công dưới bất kỳ hình thức nào, người lao động có hành vi cản trở người lao động khác không được đi làm việc vì lý do họ tham gia quá trình đình công, sử dụng bạo lực hoặc hủy hoại các loại máy móc thiết bị và tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Người sử dụng lao động có hành vi chấm dứt
+ Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động đã tham gia hoạt động đình công hoặc đối với người lãnh đạo quá trình đình công;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với những trường hợp căn cứ theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật lao động năm 2019;
+ Có hành vi gây khó khăn và can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về hoạt động đình công của người lao động.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Ngoài ra người sử dụng lao động còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời trái quy định đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.