Trong luật hình sự Việt Nam, dùng vũ lực được quy định là dấu hiệu của nhiều tội phạm khác nhau như tội cướp tài sản, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em...Vậy dùng vũ lực là gì? Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực là gì?
Dùng vũ lực là dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện) tác động hoặc đe dọa sẽ tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình.
Dùng vũ lực có thể thực hiện bằng vũ lực thể chất (sức mạnh cơ bắp để tác động lên người hoặc vật), vũ lực tinh thần (áp lực tâm lý hoặc các biện pháp ép buộc tinh thần để kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến người khác), vũ lực pháp lý (các biện pháp cưỡng chế được pháp luật cho phép như bắt giữ, tịch thu tài sản)
Mục đích của việc dùng vũ lực có nhiều mục đích khác nhau như: làm tê liệt khả năng chống cự, ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản, gây thương tích tổn thương cho người bị tấn công, đôi khi có thể sử dụng để tự vệ, phòng vệ chính đáng.
Ví Dụ Về Dùng Vũ Lực
– Người dùng vũ lực để tự bảo vệ bản thân khỏi kẻ tấn công
– Quốc gia sử dụng lực lượng quận sự nhằm bảo vệ biên giới của mình
– Cảnh sát giao thông, công an hình sự sử dụng vũ lực đối với các đối tượng chống đối, bắt giữ nghi phạm.
Việc dùng vũ lực cần được kiểm soát để tránh các hậu quả tiêu cực cho xã hội và cá nhân liên quan. Giáo dục và nhận thức là các biện pháp quan trọng để giảm thiểu việc lạm dụng vũ lực.
2. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Em có 1 vài vấn đề cần được tư vấn ạ Em đang bị 1 thành phần đe dọa vì chuyện nợ tiền nhưng em không nợ vẫn bị đòi và nếu không trả thì sẽ tìm em. Mà em đã từng bị đánh 2 lần khi không vay tiền vậy bây giờ em phải làm như thế nào ạ!?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không vay tiền như bị một số thành phần đe dọa đòi tiền. Việc bạn không vay tiền thì đương nhiên bạn không có nghĩa vụ trả nợ. Bạn đã từng bị đánh 2 lần mặc dù bạn không vay tiền, do đó bạn cần tới
Xác định người có hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản là dùng vũ lực hay hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Thứ nhất, hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu định tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168
Theo đó, có thể thấy:
+ “Dùng vũ lực” là dùng sức mạnh vật chất nhằm mục đích tấn công vào người bị hại, có thể gây thiệt hại trực tiếp cho sức khoẻ, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của người bị hại (Ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Việc dùng vũ lực có thể thực hiện một cách công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút (Ví dụ: đánh công khai trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị hại để họ không biết ai đánh).
+ “Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ rằng sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính mạng nếu họ không chịu khuất phục, mục đích đe doạ dùng vũ lực này nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Thực tế, việc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc tương quan lực lượng như đông người đe doạ một người, lợi dụng hoàn cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi để tạo nên cho người bị tấn cảm giác lo sợ phải thực hiện theo yêu cầu tại thời điểm đó.
+ “ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” như cho người bị hại uống thuốc mê, thuốc ngủ, uống rượu để họ ngủ, say nhằm chiếm đoạt tài sản. Người bị tấn công có thể biết sự việc xảy ra nhưng không thể thực hiện được hành vi chống trả hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra.
Như vậy, cướp tài sản là tôi có cấu thành hình thức, chỉ cần người thực hiện hành vi có các hành vi dùng vũ lực nêu trên nhằm chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành việc phạm tội, không kể người phạm tội có chiếm được tài sản như ý chí ban đầu hay không.
Thứ hai, đối với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tội cưỡng đoạt tài sản tại điều 170
Theo đó, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi của người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần của người khác, tức là người phạm tội có thể sử dụng lời nói để uy hiếp nạn nhận trước, nếu người phạm tội có dùng vũ lực thì nó sẽ diễn ra sau một thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể chống cự được, chứ không mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản.
Như vậy, trường hợp của bạn việc sử dụng vũ lực tấn công bạn 02 lần. Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…Người có hành vi phạm tội dùng vũ lực một cách cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Do đó, tùy vào tính chất, mức độ phạm tội mà người đó sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Như vậy, bạn có thể khai báo ra phía bên
3. Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử lý như thế nào?
Tuỳ vào tính chất, mức độ hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự:
* Xử phạt hành chính:
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị Định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về trật tự công cộng, theo đó: “Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, nếu hành vi dùng vũ lực gây thương tích cho người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt hành chính với mức tiền: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
* Xử lý hình sự:
Trong trường hợp có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội cướp tài sản Điều 168 hoặc tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170
Đối với tội cướp tài sản Điều 168 Bộ luật hình sự:
+ Khung 1: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
+ Khung 2: phạt từ từ 07 năm đến 15 năm thuộc các trương hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
+ Khung 3: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm thuộc trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
+ Khung 4: phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân thuộc trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; Làm chết người; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Đối với tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170 Bộ luật hình sự:
+ Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
+ Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
+ Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
+ Khung 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.