Hiện nay, tình trạng đánh bạc diễn ra ngày càng phổ biến tại nhiều địa điểm khác nhau như quán ăn, đường phố, trên các ứng dụng công nghệ thông tin... hoặc thậm chí tại gia đình. Nhiều người bất chấp pháp luật cho phép các đối tượng sử dụng nhà ở để đánh bạc trái phép. Vậy hành vi dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc phạm tội gì?
Mục lục bài viết
1. Dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc phạm tội gì?
Trước hết cần phải khẳng định, hành vi dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc có thể phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Điều 322 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Điều luật này bao gồm hai tội phạm, đó là: tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc. Có thể xem xét hành vi khách quan của các loại tội phạm này như sau:
(1) Tội tổ chức đánh bạc:
Tổ chức đánh bạc trái phép là khái niệm để chỉ hành vi tổ chức đánh bạc thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào hướng tới mục tiêu được thua bằng tiền hoặc bằng hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc mặc dù được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép tuy nhiên thực hiện không đúng với quy định được ghi trong nội dung giấy phép đã được cấp.
Vì vậy, trên thực tế không phải mọi trường hợp tổ chức lôi kéo nhiều người tham gia chơi các hoạt động trò chơi được thua bằng tiền hoặc bằng hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc. Ví dụ như: Một số trò chơi được tổ chức hợp pháp như tổ chức vui chơi có thưởng, người tham gia có mua vé, mua các loại sản phẩm, có mua phiếu thưởng và khi tham gia có sự được/mất bằng tiền hoặc bằng hiện vật tuy nhiên không bị coi là hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc.
Người tổ chức đánh bạc cũng có thể sử dụng nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hoặc địa điểm do mình trực tiếp quản lý để tạo địa điểm thuận lợi cho các con bạc đánh bạc trái phép. Bản chất của hành vi này là gá bạc tuy nhiên đây cũng là một phần, là một bộ phận cấu thành của hành vi tổ chức đánh bạc nên người tổ chức đánh bạc không bị xét xử về tội gá bạc.
Trong Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có những hành vi tổ chức đánh bạc tuy nhiên đã được quy định thành các tội phạm độc lập thì không được coi là hành vi tổ chức đánh bạc thuộc Điều 322 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Ví dụ như: Tổ chức đua xe trái phép có cá cược thông qua việc thắng thua của người đua xe thì bị xử về tội tổ chức đua xe trái phép căn cứ theo quy định tại Điều 265 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017.
(2) Tội gá bạc:
Gá bạc có thể được hiểu là hành vi tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm cho việc đánh bạc nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là hành vi sử dụng nơi ở của mình, nơi mà mình có quyền quản lý như: Nhà hàng, khách sạn, nơi làm việc ở cơ quan, tàu thuyền… hoặc bất kỳ nơi nào khác để cho các con bạc sử dụng làm nơi đánh bạc.
Hành vi gá bạc được xem là tội phạm độc lập nếu không phải là hành vi tổ chức đánh bạc. Bởi vì hành vi tổ chức đánh bạc theo quy định của pháp luật trong đó đã bao gồm hành vi chuẩn bị địa điểm đánh bạc, vì vậy một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gá bạc, nếu người đó có hành vi chuẩn bị địa điểm và sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho các con bạc sử dụng để đánh bạc. Người phạm tội gá bạc là người không phạm tội tổ chức đánh bạc.
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, tổ chức cho 10 người đánh tá trở lên trong cùng một lần với tổng số tiền, hiện vật được sử dụng để đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức cho 2.000.000 bạc trở lên trong cùng một lần với tổng số tiền hoặc hiện vật sử dụng để đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
Thứ hai, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hoặc thuộc quyền quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lần với tổng số tiền, tổng số hiện vật sử dụng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; hoặc cho 2.000.000 bạc trở lên trong cùng một lần với tổng số tiền, tổng số hiện vật sử dụng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
Thứ ba, có tổng số tiền, hiện vật sử dụng để đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
Thứ tư, có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc, có lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh bạc trái phép hoặc phân công người canh gác, phục vụ trong quá trình đánh bạc; sắp đặt các lối thoát hiểm trong trường hợp bị lực lượng chức năng bao vây, sử dụng phương tiện khác để trợ giúp cho việc đánh bạc.
Thứ năm, đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc hoặc hành vi đánh bạc được quy định tại Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017, hoặc đã từng bị kết án về tội tổ chức đánh bạc hoặc tội đánh bạc tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
Như vậy, hành vi dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc nếu thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc căn cứ theo quy định tại Điều 322 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017.
2. Dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc có thể bị đi tù bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 322 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với các khung hình phạt cụ thể như sau:
Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên;
-
Tái phạm nguy hiểm;
-
Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử khác để phạm tội.
Theo đó, tùy từng trường hợp khác nhau và mức độ vi phạm của hành vi, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức hình phạt khác nhau. Người sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hoặc thuộc quyền quản lý của mình cho người khác đánh bạc nếu hội tụ đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt thấp nhất là 01 năm tù và mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
3. Dùng nhà của mình cho người khác đánh bạc thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi tổ chức đánh bạc như sau:
-
Có hành vi rủ rê, lôi kéo hoặc tụ tập người khác để nhằm mục đích đánh bạc trái phép;
-
Sử dụng nhà ở, chỗ ở, phương tiện hoặc địa điểm khác của mình hoặc do mình trực tiếp quản lý để chứa chấp cho việc đánh bạc;
-
Đặt máy đánh bạc hoặc trò chơi điện tử trái phép;
-
Tổ chức các hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Theo đó thì có thể nói, người nào sử dụng nhà của mình cho người khác đánh bạc ăn tiền (hoạt động đánh bạc trái phép) thì chủ nhà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên, mức phạt tiền đó là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: