Hiện nay, đối với việc thực hiện đầu tư được thấy có rất nhiều hình thức và lĩnh vực đầu tư khác nhau trên thị trường nhất là trong xây dựng, đầu tư hoạt động doanh nghiệp,..... Cùng tìm hiểu dự án đầu tư mở rộng là gì? Quy định về dự án đầu tư mở rộng?
Mục lục bài viết
1. Dự án đầu tư mở rộng là gì?
Dự án đầu tư mở rộng được hiểu theo nhiều hình thức đó là:
+ Xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trong đó trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
+ Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
+ Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
Dưới góc độ pháp lý thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3
Cũng theo khoản 3 Điều 15 của Luật đầu tư năm 2014 thì dự án đầu tư mở rộng là một trong những đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư. Ưu đãi đầu tư được áp dụng chủ yếu ở lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất. Đây cũng là những vấn đề chính mà các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đầu tư tại Việt Nam.
Như vậy, dự án đầu tư mở rộng chính là mô hình phát triển đầu tư bằng cách mở rộng quy mô, đầu tư nhiều phương án khác kèm theo các phương tiện làm việc. Trong dự án mở rộng lại được pháp luật quy định có những lĩnh vực được hưởng ưu đãi nên để xác định được dự án đầu tư mở rộng của doanh nghiệp là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư phải căn cứ vào các văn bản pháp luật về đầu tư, thuế và đất đai.
2. Quy định về dự án đầu tư mở rộng:
2.1. Điều kiện để mở rộng dự án là gì?
Tại
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Ngoài ra, doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất mà muốn được hưởng ưu đãi đối với đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau:
Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động:
-Tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Tối thiểu từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt;
+ Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
+ Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế.
Tại Khoản 6b Điều 18
– Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.
Như vậy, doanh nghiệp đầu tư mở rộng dự án được hưởng ưu đãi thuế trong việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy sản xuất hay bổ sung ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng suất mà không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2. Thủ tục mở rộng dự án?
Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
+ Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Bản Giải trình lý do điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất, trường hợp dự án không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm dự kiến thay đổi của nhà đầu tư như: Biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh nhà đầu tư có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để thực hiện dự án.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu dự án, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
+ Bản sao một trong các tài liệu sau:
– Đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
– Đối với nhà đầu tư là cá nhân: cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
– Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Dự án đầu tư đang hoạt động dự kiến đầu tư mở rộng là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong ba tiêu chí sau:
Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu:
+ Từ 20 tỷ đồng trở lên đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Từ 10 tỷ đồng trở lên đối với dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
+ Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
+ Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.
Theo đó, đối với thủ tục cấp giấy đầu tư xây dựng dự án mở rộng thfi nhà đầu tư trước tiên phải alfm hồ sơ xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư sang đầu tư mở rộng. Các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ gồm các loại giấy tờ đã nêu trong nội dung trên nhà đầu tự lựa chọn nội dung phù hợp với dự án của mình.
3. Ưu đãi dối với dự án mở rộng?
Thứ nhất là ưu đãi về thuế nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư gồm:
Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư khai thác khoán sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.
Thứ hai là ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
+ Dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Dự án thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Như vậy. trong đầu tư mở rộng dự án thì cũng được nằm trong mục được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư căn cứ theo lĩnh vực đầu tư của mình và dẫn chiếu theo pháp luật về các danh mục đầu tư ưu đãi được hưởng để có kiến nghị nhận ưu đãi theo đúng quyền lợi của mình.