Hiện nay, tranh chấp xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng khó giải quyết. Do đó, các quốc gia cần có cơ chế giải quyết tranh chấp và về vấn đề đồng thuận đặc biệt là đồng thuận nghịch giữa các quốc gia. Vậy, đồng thuận nghịch là gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?
Mục lục bài viết
1. Đồng thuận nghịch là gì?
Việc giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia là thành viên của WTO được giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO. Việc thông qua thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) đã tạo nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp này. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB (Dispute Settlement Body) chính là Đại hội đồng WTO, đây là vừa là cơ quan thường trực và vừa là cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp (DSB).
Do vậy, khi tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên trong WTO, DSB ngoài tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc công khai và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc bảo hộ thông qua thuế quan, nguyên tắc tiếp cận thị trường, nguyên tắc không phân biệt đối xử,… thì DSB cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết” hay còn gọi là nguyên tắc “đồng thuận nghịch”:
– Căn cứ theo quy định Điều 2.4 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp quy định: Khi các thủ tục, quy tắc của Thỏa thuận về ghi nhận các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp quy định DSB phải ra quyết định, thì DSB phải ban hành ra quyết định trên cơ sở sự đồng thuận của các bên. Cần lưu ý rằng DSB được coi là đã quyết định đồng thuận về vấn đề được đệ trình lên DSB để xem xét, trường hợp không có Thành viên nào tại cuộc họp của DSB sẽ quyết định về vấn đề này và chính thức phản hồi quyết định đã được đề xuất.
Tại Điều 6.1. Thỏa ước quy định, trường hợp bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ trường hợp tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập hội thẩm.
Điều 16.4 Thỏa ước quy định:
Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo cáo này phải được thông qua tại phiên họp DSB, trừ khi một bên tranh chấp chính thức
Điều 17.14 Thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm
Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên. Thủ tục thông qua này phải không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản cáo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, việc DSB ra quyết định thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết hay còn gọi là đồng thuận nghịch. Do đó, Nguyên tắc đồng thuận nghịch được hiểu là trong mọi trường hợp, Ban Hội thẩm được thành lập giải quyết tranh chấp, các Báo cáo của Ban hội thẩm, của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua, ngoại trừ trường hợp DSB nhận thấy có sự đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm hay không thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm, của Cơ quan Phúc thẩm.
Như vậy, việc thành lập Ban hội thẩm có thể được thành lập dựa trên yêu cầu của nguyên đơn một cách tự động, đồng thời các báo cáo được thông qua tự động. Điều này là điểm độc đáo và tiến bộ trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với GATT năm 1947 trước đây.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc: nhanh chóng, công bằng, chấp nhận và hiệu quả đối với tranh chấp của các bên nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên, thể hiện sự phù hợp với hiệp định thương mại có liên quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật tập quán quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm:
Thứ nhất, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB (Dispute Settlement Body) chính là Đại hội đồng WTO, đây là vừa là cơ quan thường trực và vừa là cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp (DSB), DSB có một chủ tịch riêng và thành viên trong DSB chính là các đại diện của các nước thành viên trong Đại hội đồng, ngoài ra DSB được hỗ trợ bởi Ban thư ký của WTO quan trong quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp.
DSB có thẩm quyền sau:
– DSB có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm nhằm giải quyết từng tranh chấp khi có yêu cầu của nguyên đơn; thành lập và tiến hành giám sát hoạt động của Cơ quan phúc thẩm.
– DSB phải đảm bảo, giám sát việc thực thi phán quyết, khuyến nghị của cơ quan Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm thông qua việc cho phép/không cho phép áp dụng biện pháp trả đũa hoặc đình chỉ thi hành các nhượng bộ cũng như nghĩa vụ khác căn cứ theo hiệp định có liên quan.
DSB có các chức năng sau:
– Đảm bảo giám sát thực hiện thi hành Thỏa thuận DSU với mục đích tạo dựng, duy trì cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, thông nhất, hiệu quả và khách quan;
– Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên theo các nguyên tắc, trình tự thủ tục theo DSU và DSB có chức năng đưa ra phán quyết cuối cùng về tranh chấp này;
– Ban hành, xây dựng quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm nghĩa vụ thực thi Thỏa thuận DSU của các bên.
Thứ hai, quy chế “Nhóm chuyên gia”:
– Nhóm chuyên gia do DSB thành lập có chức năng giải quyết tranh chấp cụ thể, sau khi kết thúc nhiệm vụ nhóm chuyên gia này sẽ giải thể.
– Nhóm chuyên gia được ưu tiên lựa chọn trong số những chuyên gia (expert) độc lập với điều kiện không làm việc cho Chính phủ; nhóm chuyên gia này phải có uy tín quốc tế về
– Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ giúp các cơ quan giải quyết tranh chấp làm sáng tỏ nội dung tranh chấp, khuyến nghị giải pháp cho các bên tranh chấp, tìm kiếm thông từ các nguồn khác và trưng cầu ý kiến giám định.
– Thời gian giải quyết tranh chấp tối đa không quá 1 năm kể từ khi các bên tranh chấp thương lượng cùng nhau đến khi nhóm chuyên gia báo cáo cho DSB. Thời gian thành lập nhóm chuyên gia tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm thành lập nhóm chuyên gia đến khi đệ trình báo cáo cho DSB.
– Đối với tranh chấp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng thì thời gian gửi báo cáo của nhóm chuyên gia cho các bên tranh chấp, các thành viên liên quan là 03 tháng và gửi đến các quốc gia thành viên WTO sau đó 3 tuần. Trong vòng 06 tháng báo cáo nhóm chuyên gia phải được gửi đến cho các bên tranh chấp. Sau 60 ngày, báo cáo nhóm chuyên gia tự động trở thành quyết định của DSB trong trường hợp không có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên WTO.
Thứ ba, cơ quan phúc thẩm thường trực
WTO thành lập cơ quan phúc thẩm thường trực bao gồm 07 thành viên, do cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm và có nhiệm kỳ 4 năm. Thành viên trong cơ quan phúc thẩm thường trực đều là chuyên gia pháp lý, thương mại quốc tế có kinh nghiệm.
Chức năng xem xét thủ tục phúc thẩm và tiến hành báo cáo cho nhóm chuyên gia dựa trên sự đề nghị của các bên tranh chấp, đây là chức năng chính của cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan phúc thẩm thường trực đệ trình báo cáo lên DSB, việc DSB thông qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm thường được thông qua tự động.
3. Khó khăn, thách thức khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Hiện nay, nhiều ý kiến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO có thời gian giải quyết khá dài so với DSU bởi nếu kéo dài thời gian giải quyết ảnh hưởng đến quyền, lợi, thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp. Các vấn đề pháp lý khác trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO qua quá trình áp dụng bộc lộ những hạn chế, đơn cử như việc cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không cung cấp một giải pháp cuối cùng cho tranh chấp; Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay chưa có biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích thương mại cho bên thắng kiện.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thỏa thuận số 248/WTO/VB ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp-DSU