Đồng phạm theo quy định Bộ luật hình sự 2015. Quy định về phạm tội tổ chức.
Đồng phạm theo quy định Bộ luật hình sự 2015. Quy định về phạm tội tổ chức.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khoá vào nhà kho lấy trộm một chiếc ti vi, B nhìn thấy, đợi A bê ti vi ra ngoài sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy. khi ra khỏi kho được 200 m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội trộm cắp tài sản nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.
Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức).
+ Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. Ví dụ: A rủ B và C vào trong kho của Công ty H lấy trộm một máy bơm nước.
+ Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức, là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
Trong vụ án đồng phạm có tổ chức tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ v.v… Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiên tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 (chỉ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của người thực hành.
Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiên tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra, Khoa học luật hình sự gọi là hành thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm. Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “thái quá” của người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản luật hình sự, ở nước ta chế định này chưa được ghi trong Bộ luật hình sự, nhưng về lý luận cũng như thực tiến xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Hiện nay, đa số ý kiến cho rằng khi Bộ luật hình sự 2015 của nước ta được sửa đổi bổ sung một cách căn bản, cần quy định chế định “hành vi thái quá của người thực hành” cùng với chế định đồng phạm đã được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015.
Tóm lại, vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) trong vụ án có đồng phạm, không chỉ có liên quan đến hành vi thái quá của người thực hành mà còn liên quan đến nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc tội phạm, vấn đề lỗi, các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức.v.v… nhưng hành vi thái quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khác, nên có thể nói hành vi thái quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.
+ Người xúi dục là người kính động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi dục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi dục chưa có ý định tội phạm, vị có người khác xúi dục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm. Nếu việc xúi dục không liên quan trực triếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định tội phạm, thì không phải là người xúi dục trong vụ án có đồng phạm (phạm tội có tổ chức). Ví dụ: Lê Tiến D đi thăm đồng thấy hai tốp thanh niên đang đuổi đánh nhau, D liền hô: đánh bỏ mẹ chúng nó đi ! nhưng không nói ai đánh ai và cũng chỉ hô như vậy rồi thôi. Sau đó hai tốp thành niên vẫn đuổi đánh nhau dẫn đến một thanh niên bị đâm chết. Hành vi của D tuy có vẻ xúi dục người khác, nhưng khi D có hành vi xúi dục thì ý định tội phạm của hai tốp thanh niên đã có sẵn từ trước nên hành vi xúi dục của D không có ý nghĩa gì đến việc phạm tội của hai tốp thanh niên này, dù D có hô hay không hô câu “đánh bỏ mẹ nó đi” thì cũng không làm thay đổi ý định tội phạm của só thanh niên này, nên không thể coi D là người xúi dục được.
Người xúi dục là người phạm tội giấu mặt, dân gian thường gọi là người “ném đã giấu tay”. Tuy nhiên, nếu xúi dục trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi dục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi dục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xúi dục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “ Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” (điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp người xúi dục lại là người tổ chức và cùng thực hiện tội phạm, thì họ trở thành người tổ chức và nếu xúi người chưa thành niên tội phạm thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng “xúi dục người chưa thành niên tội phạm”.
Hành vi xúi dục phải cụ thể, tức là người xúi dục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu chỉ có lời nói có tính chất
+ Người giúp sức là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng; nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Ví dụ: Phạm Thị H hứa với Trần Công T sẽ tiêu thụ toàn bộ số tài sản nếu T trộm cắp được. Do có sự hứa hện của H nên đã thúc đẩy T quyết tâm phạm tội vì T yên tâm là tài sản trộmh cắp được đã có T tiêu thụ.
Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn; cung cấp phương tiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có…
Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như: Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người phạm tội, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm như: nói cho người phạm tội biết chủ nhà thường vắng nhà vào giờ nào để đến trộm cắp, nói cho người phạm tội biết người bị hai hay đi về đường nào để người phạm tội phục đánh…
Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phương tiện tội phạm như: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô tô… để người phạm tội thực hiện tội phạm.
Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm.
Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người giúp sức cũng có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức, người giúp sức không phải là người chủ mưu. cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vu án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác.