Pháp luật quy định có một số trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không thực hiện ra quyết định xử phạt. Vậy đơn vị giải thể có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị giải thể có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
1.1. Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, Điều này đã quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ những trường hợp sau đây có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm:
– Vi phạm hành chính về kế toán;
– Vi phạm hành chính về hóa đơn;
– Vi phạm hành chính về phí, lệ phí;
– Vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm;
– Vi phạm hành chính về quản lý giá;
– Vi phạm hành chính về chứng khoán;
– Vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ;
– Vi phạm hành chính về xây dựng;
– Vi phạm hành chính về thủy sản;
– Vi phạm hành chính về lâm nghiệp;
– Vi phạm hành chính về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
– Vi phạm hành chính về hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác;
– Vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
– Vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử;
– Vi phạm hành chính về quản lý, phát triển nhà và công sở;
– Vi phạm hành chính về đất đai;
– Vi phạm hành chính về đê điều;
– Vi phạm hành chính về báo chí;
– Vi phạm hành chính về xuất bản;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
– Vi phạm hành chính về quản lý lao động ngoài nước.
– Riêng đối với vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo những quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cụ thể thì căn cứ theo Điều 137 của Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện các hành vi vi phạm.
+ Đối với hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai mà dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc là tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì về thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
+ Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì những người nộp thuế sẽ không bị xử phạt nhưng những người này vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế mà được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày mà phát hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ khoảng thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
1.2. Có bị xử phạt vi phạm hành chính khi đơn vị giải thể:
Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020 có quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ở Điều này quy định rằng không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
– Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm có:
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính ở trong tình thế cấp thiết;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính là do phòng vệ chính đáng;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do có sự kiện bất ngờ;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do có sự kiện bất khả kháng;
+ Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính là người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
+ Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Không xác định được các đối tượng vi phạm hành chính;
– Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã nêu ở mục trên hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo những quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc tại khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020;
– Cá nhân vi phạm hành chính đã chết, mất tích,
– Tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản ở trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
– Chuyển hồ sơ vụ vi phạm mà có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung 2020.
Thêm nữa, tại Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong những trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
+ Không xác định được các đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
+ Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP hoặc là hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết hoặc mất tích; tổ chức có vi phạm hành chính đã bị giải thể hoặc bị phá sản trong khoảng thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, chỉ trừ trường hợp tổ chức bị giải thể chính là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể vì tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài ở tại Việt Nam;
+ Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng nếu như đơn vị giải thể trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì người có chức năng thẩm quyền sẽ không thực hiện ra quyết định quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Còn riêng về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, nếu như đơn vị phụ thuộc bị giải thể nhưng có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì người có chức năng thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn vẫn thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Các hình thức xử phạt, mức phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của đơn vị phụ thuộc bị giải thể:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như đơn vị phụ thuộc bị giải thể nhưng có vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì người có chức năng thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn vẫn thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt chính vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của đơn vị phụ thuộc bị giải thể bao gồm:
– Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với đơn vị phụ thuộc bị giải thể có hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có những tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
– Phạt tiền:
+ Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với đơn vị phụ thuộc bị giải thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
+ Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là đơn vị phụ thuộc bị giải thể thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung 2020;
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP.