Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không ký hợp đồng lao động? Không ký hợp đồng lao động, công ty không trả lương phải làm thế nào?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không ký
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em tên V 33 tuổi, luật sư cho em hỏi em có làm cho công ty được gần 2 năm nhưng không có ký hợp đồng lao động. Em làm khoảng 6 tháng thì công ty có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đàng hoàng nhưng khi bảo hiểm y tế hết hạn thì không thấy công ty cấp lại cho đến giờ, lương thì hay chậm có khi 2,3 tháng mới có lương nêm em thấy chán và viết đơn xin nghỉ việc, nhưng không báo trước và bàn giao công việc cho công ty nên bây giờ công ty kiện và đòi em bồi thường. Em lo và không biết phải làm sao, mong được luật sư hướng dẫn. (Có vài người trong công ty nghỉ và bàn giao công việc đàng hoàn nhưng ông ty không giải quyết cho họ nên em không muốn mình phí thời gian mà không được gì hết). Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước tiên, về vấn đề giao kết hợp đồng, bạn đã làm việc tại công ty gần hai năm nhưng phía công ty bạn không tiến hành ký hợp đồng lao động khi nhận bạn vào làm việc là vi phạm quy định tại Điều 18 “Bộ luật lao động 2019”:
"Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động."
Khi đó người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
>>> Luật sư tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 1900.6568
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
Thứ hai, tuy bạn và công ty không giao kết hợp đồng lao động nhưng vẫn được xác định là có quan hệ lao động căn cứ vào thời gian bạn làm việc tại công ty, thang lương bảng lương của những tháng trước đó công ty trả cho bạn, hơn nữa công ty đã đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Như vậy, phía công ty đã thừa nhận bạn là người lao động của công ty, do đó bạn có quyền yêu cầu phía công ty thanh toán đầy đủ lương cho bạn đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận hoặc căn cứ vào thời gian trả lương của những tháng trước. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện để yêu cầu giải quyết. Nếu không giải quyết được, bạn có thể khởi kiện hành vi vi phạm của công ty tới Tòa Án nhân dân huyện nơi công ty đóng trụ sở.
Thứ ba: Về việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, mặc dù giữa bạn và phía công ty không có ký hợp đồng lao động, tuy nhiên vẫn xác định được là có quan hệ lao động, dựa trên thời gian thực tế bạn làm việc tại công ty này là hơn hai năm, do đó khi bạn nghỉ việc phải tuân thủ quy định của pháp luật về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Phía công ty không trả lương đầy đủ và trả không đúng hạn do đó bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 3 ngày theo quy định tại Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”.
Theo như bạn trình bày, bạn tự ý nghỉ việc không báo trước, không bàn giao lại công việc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, khi đó sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 43 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
"1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."
Như vậy phía công ty yêu cầu bạn bồi thường là hợp lý, nếu như bạn không muốn bồi thường khoản tiền lương trong những ngày không báo trước thì bạn nên thỏa thuận lại với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc tiếp tục làm việc lại và yêu cầu phía công ty phải ký kết hợp đồng lao động, trả lương đúng thời hạn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho bạn theo đúng quy định của pháp luật.