Xoay quanh vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thổ cư, nhiều người thắc mắc rằng đơn giá bồi thường khi thu hồi đất thổ cư tại 63 tỉnh, thành phố hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn giá bồi thường khi thu hồi đất ở của 63 tỉnh, thành phố:
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở là một trường hợp cụ thể của hội thường khi nhà nước thu hồi đất. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở chính là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất ở và bù đắp những thiệt hại về tài sản gắn liền với đất ở và thiệt hại khác cho người có đất ở bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác nhau như quốc phòng an ninh hoặc phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những văn bản pháp luật quy định về đơn giá bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất ở của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam:
STT | Tỉnh / Thành phố | Văn bản |
Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng | ||
1 | Hà Nội | |
2 | Bắc Ninh | |
3 | Hà Nam | |
4 | Hải Dương | |
5 | Hưng Yên | |
6 | Hải Phòng | |
7 | Nam Định | |
8 | Ninh Bình | |
9 | Thái Bình | |
10 | Vĩnh Phúc | |
Các tỉnh Tây Bắc | ||
11 | Lào Cai | |
12 | Yên Bái | |
13 | Điện Biên | |
14 | Hòa Bình | |
15 | Lai Châu | |
16 | Sơn La | |
Các tỉnh Đông Bắc | ||
17 | Hà Giang | |
18 | Cao Bằng | |
19 | Bắc Kạn | |
20 | Lạng Sơn | |
21 | Tuyên Quang | |
22 | Thái Nguyên | |
23 | Phú Thọ | |
24 | Bắc Giang | |
25 | Quảng Ninh | |
Các tỉnh Bắc Trung Bộ | ||
26 | Thanh Hoá | |
27 | Nghệ An | |
28 | Hà Tĩnh | |
29 | Quảng Bình | |
30 | Quảng Trị | |
31 | Thừa Thiên Huế | |
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
32 | Đà Nẵng | Quyết định 09/2020/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng |
33 | Quảng Nam | |
34 | Quảng Ngãi | |
35 | Bình Định | |
36 | Phú Yên | |
37 | Khánh Hòa | |
38 | Ninh Thuận | |
39 | Bình Thuận | |
Các tỉnh Tây Nguyên | ||
40 | Kon Tum | |
41 | Gia Lai | |
42 | Đắk Lắk | |
43 | Đắk Nông | |
44 | Lâm Đồng | |
Các tỉnh Đông Nam Bộ | ||
45 | TP. Hồ Chí Minh | |
46 | Bình Phước | |
47 | Bình Dương | |
48 | Đồng Nai | |
49 | Tây Ninh | |
50 | Bà Rịa -Vũng Tàu | |
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long | ||
51 | Cần Thơ | |
52 | Long An | |
53 | Đồng Tháp | |
54 | Tiền Giang | |
55 | An Giang | |
56 | Bến Tre | |
57 | Vĩnh Long | |
58 | Trà Vinh | |
59 | Hậu Giang | |
60 | Kiên Giang | |
61 | Sóc Trăng | |
62 | Bạc Liêu | |
63 | Cà Mau |
2. Nguyên tắc bồi thường tại các địa phương khi tiến hành thu hồi đất ở:
2.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở:
Các quy định về bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thổ cư nói riêng được ghi nhận trong các văn bản về đất đai cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành. Xét dưới góc độ học thuật thì khái niệm pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở lại chưa được giải thích một cách chính thức trong Luật Đất đai năm 2013 cụ thể là tại Điều 3. Theo quan điểm của người viết thì có thể đưa ra khái niệm, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở như sau: pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở là một chế định cơ bản của pháp
Thứ nhất, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở là lĩnh vực pháp luật tổng hợp bao gồm quy phạm pháp luật của một số đạo luật có liên quan, ví dụ như luật nhà ở, luật đất đai và luật khiếu nại …
Thứ hai, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở bao gồm các quy định về nội dung và các quy định về hình thức. Các quy định về nội dung bao gồm quy định về đối tượng và điều kiện cũng như nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi … các quy định về hình thức bao gồm quy định về trình tự và thủ tục thu hồi, quy định về trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại cũng như tố cáo về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở.
Thứ ba, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở thuộc lĩnh vực pháp luật công. Nó bao gồm các quy định điều chỉnh mối quan hệ phát sinh chủ yếu giữa nhà nước và người bị thu hồi đất ở trong việc giải quyết bồi thường về đất ở khi bị thu hồi. Nhà nước thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi đất à với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và dựa trên cơ sở quyền lực công (tức là quyền lực nhà nước). Điều này có nghĩa là người bị thu hồi đất thổ cư không được thương lượng với nhà nước về giá bồi thường, việc bồi thường cho người bị thu hồi đất thổ cư dựa trên giá đất thực tế do cơ quan có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2.2. Nguyên tắc bồi thường tại các địa phương khi tiến hành thu hồi đất ở:
Theo lý luận Nhà nước và pháp luật thì nguyên tắc là nên tảng tư tưởng pháp lý chủ đạo cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất thổ cư là nền tảng và tư tưởng pháp lý chủ đạo của các chủ thể phải tuân thủ trong quá trình bồi thường khi các địa phương tiến hành thu hồi đất theo chỉ thị. Về vấn đề này thì có thể ghi nhận một số nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện để được bồi thường và hỗ trợ tái định cư theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì sẽ được bồi thường và hỗ trợ tái định cư.
Thứ hai, việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư được thực hiện bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi (cụ thể ở đây là đất thổ cư), nếu không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường và hỗ trợ bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Thứ ba, việc bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước tiến hành thu hồi đất thổ cư phải đảm bảo tính dân chủ và khách quan cũng như công bằng và công khai, phải đảm bảo tính kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
3. Quy định về trình tự và thủ tục bồi thường khi thu hồi đất ở:
Thu hồi đất ở là một trường hợp cụ thể của nhà nước thu hồi đất. Vì vậy trình tự và thủ tục thu hồi đất ở cũng sẽ phải tuân theo trình tự và thủ tục thu hồi đất do Luật Đất đai năm 2013 có quy định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất cũng như điều tra và khảo sát, tiến hành đo đạc và kiểm điểm trên thực tế. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Đồng thôi thì người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra và khảo sát trên thực tế. Trong thời hạn 10 ngày, được tính kể từ ngày được vận động và thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm điểm bắt buộc.
Thứ hai, tiến hành lập và thẩm định phương án bồi thường cũng như hỗ trợ tái định cư.
Thứ ba, việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư trong cùng một ngày. Tổ chức thực hiện việc bồi thường và hỗ trợ bố trí tái định cư theo phương án bồi thường theo như quyết định đã được phê duyệt. Đối với trường hợp mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thì ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi tổ chức vận động và thuyết phục để người có đất thực hiện. Nếu như người có đất bị thu hồi đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn không chấp hành thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Thứ tư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–